Bộ môn Khai thác hầm lò

 Văn phòng:  Phòng 505 Nhà C12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: (84-4) 3838-8821

 Email: khaithachamlo@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật kịp thời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, ngày 08 tháng 08 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 147/ QĐ – CP thành lập trường Đại học Mỏ - Địa chất trên cơ sở khoa Mỏ - Địa chất của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây cũng là thời điểm bộ môn Khai thác hầm lò được thành lập và cùng với bộ môn Khai thác lộ thiên, bộ môn Kinh tế mỏ, bộ môn Xây dựng mỏ, v.v… trực thuộc khoa Mỏ.

Những ngày đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ của bộ môn khá mỏng, chỉ có các thầy: Lương Lãng, Vũ Cao Đàm, Tạ Ngọc Hà, Đỗ Kỷ Tu, Võ Huy Giang, Đoàn Trọng Thân. Thầy Lương Lãng được giao giữ chức Chủ nhiệm Bộ môn và thầy Vũ Cao Đàm làm phó Chủ nhiệm.

Sau đó 4 năm kể từ ngày thành lập (1970), bộ môn đã được bổ sung các thầy: Trần Văn Huỳnh, thầy Đinh Hùng (đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô về) và các thầy Vũ Trí Trung, Bùi Xuân Ngọ, Lê Như Hùng, Phạm Quyết Thắng, Đặng Văn Cương và một số cán bộ thí nghiệm: Vũ Trung Uông, Nguyễn Viết Tường.

Trong các năm 1973 – 1975 bộ môn được bổ sung các thầy: Trần  Xuân Hà, Vũ Đình Tiến, Đỗ Mạnh Phong và một số cán bộ thuộc nhóm cơ lý đá được ghép vào Bộ môn như các thầy cô: Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Quang Phích, Nguyễn Thị Kháng. Sau khi nhà trường thành lập bộ môn Cơ lý đá thì nhóm chuyên môn này tách khỏi bộ môn.

Hiện nay Bộ môn KTHL là một trong những Bộ môn lớn của Khoa, cũng như trong Nhà trường. 

2. Cơ cấu cán bộ viên chức trong đơn vị

Đội ngũ nhà giáo của bộ môn khai thác hầm lò ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, bộ môn có 2 GS, 5 PGS, 01 TSKH, 16 TS kỹ thuật.

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Các bậc đào tạo và chương trình đào tạo

1. Cao đẳng:  3 năm                                    2. Liên thông (đại học): 2 năm   

3. Đại học:     4 năm                                    4. Thạc sĩ:                     1,5 năm

5. Tiến sĩ:      3 năm

Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn khai thác Hầm lò đã đạt được những thành tích đáng kể như sau:

1. Thành tích đào tạo 

Kỹ sư chính quy: 5679

Kỹ sư hệ vừa học vừa làm bằng 1: 4752

Kỹ sư hệ vừa học vừa làm bằng 2: 383

Kỹ sư liên thông: 986

Kỹ sư hệ cao đẳng: 600

Thạc sĩ: 508

Tiến sĩ: 19

 

 

 

2. Thành tích nghiên cứu khoa học

Đề tài, dự án cấp Nhà nước: 06

Đề tài cấp Bộ: 15

Đề tài cấp Tỉnh: 03

Đề tài cấp Trường: 22

Đề tài phục vụ sản xuất: trên 250

Giáo trình in cấp Trường: 25

Giáo trình in tại Nhà xuất bản:10

Sách tham khảo in tại Nhà xuất bản: 10

Bài báo đăng trên các tạp chí và HNKH chuyên ngành trong và ngoài  nước: 336                                

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

Cùng với định hướng chung của nhà trường về phát triển công tác đào tạo, định hướng phát triển ngành khai thác mỏ hầm lò sẽ hướng vào những mục tiêu chủ yếu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo ngành khai thác mỏ nói chung và ngành khai thác hầm lò nói riêng, ở tất cả các bậc học, nhằm tiếp cận với các chương trình hiện đại của thế giới (Chương trình tiến tiến; Chương trình CDIO).

- Hoàn thành việc biên soạn bổ sung và in ấn tất cả các giáo trình đáp ứng theo các chương trình xây dựng mới phục vụ đào tạo đại học và sau đại học, phù hợp với yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ. Tiếp tục biên soạn các tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu của các đối tượng người học.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo thêm nhiều hứng thú, hấp dẫn cho người học.

- Triển khai thường xuyên, liên tục việc thanh kiểm tra chương trình giảng dạy của các cán bộ giảng dạy trong Bộ môn để trao đổi, rút kinh nghiệm.

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy với số lượng đáp ứng nhu cầu (kế hoạch phấn đấu 100% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ còn lại có trình độ thạc sỹ trong giai đoạn 2025-2030), thật giỏi về lý thuyết và thực tiễn. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực khai thác mỏ hầm lò thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong công tác đào tạo nghiên cứu khoa học.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từng bước hoàn thiện các phòng thí nghiệm Thông gió, an toàn, môi trường và phòng thí nghiệm Áp lực, công nghệ mỏ, trên cơ sở tận dụng nguồn đầu tư của nhà trường và nhà nước, của các doanh nghiệp mỏ.

- Tăng cường quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các Viện nghiên cứu, thiết kế, các Công ty khai thác mỏ hầm lò trong và ngoài Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; các Công ty Xây dựng hầm lò thuộc Tập đoàn Sông Đà; các Bộ môn, các Khoa khai thác mỏ ở các trường Đại học trong và ngoài nước mà nhà trường có quan hệ hợp tác truyền thống như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Australia,…

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của các cán bộ của Bộ môn, nhằm thực hiện thật tốt cả hai nhiệm vụ chính của cán bộ giảng dạy là: giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đó đưa sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tích cực hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Với niềm tự hào về những thành tựu của trên 50 năm đào tạo ngành khai thác mỏ hầm lò của Bộ môn Khai thác hầm lò, với quyết tâm và khí thế mới, chúng ta tin tưởng rằng công tác đào tạo ngành sẽ tiếp tục phát triển và đạt được những thành công to lớn hơn.

6. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

Với những thành tích đã đạt được, tập thể bộ môn khai thác hầm lò vinh dự được công nhận là Tổ lao động xã hội chủ nghĩa, Tập thể lao động xuất sắc trong hàng chục năm liên tục đã qua. Đặc biệt, Bộ môn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vào năm 2000 và đã được phong tặng các huân chương lao động: Hạng 1, Hạng 2, Hạng 3.

 

CÁN BỘ BỘ MÔN

 

GVC.TS Nguyễn Cao Khải

Trưởng bộ môn

 

                                                                       

                               GV.TS Bùi Mạnh Tùng                              GVC.TS Nguyễn Văn Thịnh

Phó Trưởng bộ môn                                     Phó Trưởng bộ môn

 

                                                                

           GV.TS Đỗ Anh Sơn                   PGS.TS Trần Văn Thanh                   PGS.TS Vũ Trung Tiến

 Cán bộ giảng dạy                            Cán bộ giảng dạy                           Cán bộ giảng dạy

 

                                                                   

    GV.TS Phạm Đức Hưng                          GVC.TS Đào Văn Chi                      GV.TS Nguyễn Phi Hùng

Cán bộ giảng dạy                        Cán bộ giảng dạy                        Cán bộ giảng dạy

 

GV.ThS Nguyễn Hồng Cường

Cán bộ giảng dạy

 

                                   

 GV.ThS Nguyễn Văn Quang                GV.TS Lê Quang Phục                GV.ThS. Đặng Phương Thảo

Cán bộ giảng dạy                               Cán bộ giảng dạy                        Cán bộ giảng dạy

 

                                 

                              GV.TS Vũ Thái Tiến Dũng                            PGS.TS Lê Tiến Dũng

Cán bộ giảng dạy                                                 Cán bộ giảng dạy

 

ThS. Đinh Thị Thanh Nhàn

Nhân viên hành chính

 

                                 

    GS.TSKH.NGUT Lê Như Hùng            PGS.TS Đỗ Mạnh Phong           PGS.TS.NGUT Trần Xuân Hà

 

GVC. Vũ Đình Tiến