Bộ môn Khai thác lộ thiên

 Văn phòng:  Phòng 501, 503 Nhà C 12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 02438387523

 Email: khaithaclothien@humg.edu.vn

 Website: http://khaithaclothien.edu.vn/

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển của bộ môn Khai thác lộ thiên

Tháng 10 năm 1965, ngành Khai thác mỏ lộ thiên (KTMLT) chính thức được ra đời và đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Khóa 10 (tức khóa 1 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất), thuộc Bộ môn Khai thác Mỏ, tiền thân của Bộ môn Khai thác lộ thiên. Ngày 8 tháng 8 năm 1966, Trường Đại học Mỏ - Địa chất chính thức được thành lập từ Khoa Mỏ - Địa chất của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Bộ môn Khai thác lộ thiên để quản lý đào tạo ngành KTMLT vừa mới ra đời trước đó không lâu. Đội ngũ cán bộ đầu tiên của Bộ môn gồm 5 thầy: Phạm Văn Hiên, Lê Quang Hồng, Nguyễn Thanh Tuân, Hồ Sĩ Giao và Nguyễn Đình Ấu, Thầy Lê Quang Hồng được giao phụ trách Bộ môn.

Từ ngày đầu thành lập, lực lượng cán bộ còn khá mỏng, trình độ ban đầu chỉ là kỹ sư, với định hướng đúng đắn về xây dựng đội ngũ trí thức nên chỉ sau 10 năm ra đời, Bộ môn đã có 4 Phó tiến sĩ (PTS) (thầy Phạm Công Khanh, thầy Trần Mạnh Xuân, thầy Phạm Văn Hiên, thầy Lê Quang Hồng). Đây là những hạt nhân quan trọng nhất, có vai trò định hướng phát triển về đào tạo, nghiên cứu khoa học của Bộ môn. Ngay sau khi có quyết định số 446/TTg ngày 10/12/1976 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh, với đội ngũ trí thức, được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến trên thế giới, Bộ môn đã đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh. Ngành KTMLT là một trong những ngành đầu tiên của Trường được giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh và thầy Hồ Sĩ Giao là nghiên cứu sinh trong nước đầu tiên của Bộ môn đã bảo vệ thành công luận án PTS năm 1981.

Ngày 10/5/1991 Nhà nước có quyết định mở bậc đào tạo cao học, cấp bằng thạc sĩ kỹ thuật, thì ngay sau đó (năm 1993), khóa cao học ngành Khai thác mỏ đầu tiên được mở ra và từ đó tới nay Bộ môn Khai thác lộ thiên (KTLT) liên tục đào tạo bậc cao học.

Trong gần 55 năm thành lập, Bộ môn KTLT đã có 3 Giáo sư, 5 PGS, 1 Tiến sĩ khoa học, 10 Tiến sĩ, 5 thạc sĩ và một số kỹ sư.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị               

Hiện tại, Bộ môn KTLT có 15 cán bộ viên chức trong đó có 13 giảng viên và 02 thạc sĩ hướng dẫn thí nghiệm, thực hành. Bộ môn có 2 nhóm chuyên môn: Công nghệ khai thác mỏ và khoan nổ mìn gồm 1 GS, 2 PGS, 4 TS, 8 ThS, 3 NCS nước ngoài, 2 NCS trong nước.

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Đào tạo: Đào tạo các hệ Cao đẳng, Liên thông Cao đẳng lên Đại học, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành khai thác mỏ và khai thác mỏ lộ thiên. Các hình thức đào tạo gồm hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2 và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cấp chứng chỉ, chứng nhận quản lý điều hành sản xuất và nổ mìn.

Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, và các đề tài NCKH- phục vụ sản xuất.

Kết quả đạt được:

- Thành tích Đào tạo: Trong gần 55 năm qua, bộ môn KTLT đã đào tạo được hơn 500 cử nhân, hơn 4800 kỹ sư, 350 thạc sĩ, 25 tiến sĩ (Trong đó có 40 kỹ sư và hơn 15 thạc sĩ cho nước CHDCND Lào, đang đào tạo hàng chục kỹ sư cho Vương quốc Campuchia, đóng góp 3 chuyên gia giáo dục cho Angola và Algieri). Đã xuất bản gần 30 giáo trình cấp trường, 10 giáo trình cấp Nhà xuất bản, 20 sách tham khảo cấp Nhà xuất bản.

- Thành tích Nghiên cứu khoa học: Trong 55 năm đã thực hiện 10 đề tài cấp Nhà nước, 12 đề tài cấp bộ, 6 đề tài cấp tỉnh, 20 đề tài  cấp trường, hàng trăm đề tài NCKH và  phục vụ sản xuất. Đã đăng hơn 350 bài báo, báo cáo khoa học trên các Tạp chí và Hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế ISI, Scopus…

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

Công tác cán bộ, tổ chức đào tạo:

- Tập trung xây dựng hai nhóm chuyên môn  đủ mạnh, với tổng số cán bộ khoảng 20 người có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, phấn đấu trên 70% giảng viên có học vị tiến sĩ và 100% giảng viên có thể giảng dạy bằng ngoại ngữ.

Trong thời gian tới, bộ môn KTLT sẽ tiến hành mở các ngành và chuyên ngành như sau:

+ Mở ngành: Kỹ thuật Bảo hộ lao động và Kỹ thuật Nổ mìn. Mở ngành chương trình chất lượng cao: Khai thác khoáng sản thân thiện với môi trường.

+ Mở chuyên ngành: Chuyên ngành Khai thác lộ thiên và Chuyên ngành Kỹ thuật nổ mìn công nghiệp và dân dụng.

Công tác đào tạo:

- Nâng cao chất lượng đào tạo các bậc học từ cao đẳng, liên thông cao đẳng lên đại học, đại học chính quy, cao học và NCS đáp ứng chuẩn đầu ra đã công bố; giữ ổn định về quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học;

- Thực hiện tốt chương trình đào tạo theo tín chỉ, đổi mới phương pháp dạy và học, lựa chọn cách dạy và học hợp lý cho từng môn học do Bộ môn đảm nhận và đối với từng đối tượng; tăng cường thực hành, thực tập.

- Phấn đấu 100% các môn học do Bộ môn phụ trách có giáo trình được in ở cấp nhà xuất bản;

- Nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 02 phòng thí nghiệm, thực hành về công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, khoan nổ mìn và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…đáp ứng yêu cầu đào tạo thông thường và đào tạo chất lượng cao.

Khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế:

- Xây dựng các chương trình KHCN cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp cơ sở, xây dựng chương trình hợp tác KHCN với các nước đã có quan hệ truyền thống, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực; xây dựng chương trình hợp tác về đào tạo, KHCN với các cơ quan đơn vị trong nước;

- Thường xuyên bám sát hoạt động khai thác mỏ lộ thiên để xây dựng các đề tài NCKH ứng dụng vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

- Tích cực tham gia các Hội nghị khoa học, tăng cường đăng các công trình khoa học trên tạp chí trong nước và quốc tế

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

a. Tập thể:

01 Huân chương lao động Hạng 3;

01 Cờ thi đua của Bộ giáo dục và Đào tạo;

02 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ;

03 Bằng khen của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo;

01 Tập thể Lao động xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo01 Nhà giáo nhân dân, 05 Nhà giáo ưu tú.

b. Cá nhân:

03 Huân chương lao động hạng III.

05 Bằng khen của Thủ Tướng chính phủ.

17 Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo

05 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ

 

CÁN BỘ BỘ MÔN

 

                                               

                            PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn                            PGS.TS. Trần Quang Hiếu

           Phó Trưởng bộ môn                               Phó Trưởng bộ môn (phụ trách)

 

                                              

          GVC.TS Lê Thị Thu Hoa                GVC.TS Nguyễn Đình An          PGS.TS Phạm Văn Hòa

Cán bộ giảng dạy                          Cán bộ giảng dạy                          Cán bộ giảng dạy

 

                                             

        GVC.TS Lê Quý Thảo                  GV.ThS. NCS Lê Thị Minh Hạnh            GVC.ThS Phạm Văn Việt

Cán bộ giảng dạy                         Cán bộ giảng dạy                         Cán bộ giảng dạy

 

                                            

                  GVC.TS Trần Đình Bão             GVC.TS Đỗ Ngọc Hoàn        GVC.TS.Nguyễn Hoàng

Cán bộ giảng dạy                         Cán bộ giảng dạy                         Cán bộ giảng dạy


      CÁC CÁN BỘ ĐÃ TỪNG CÔNG TÁC TẠI BỘ MÔN                             

 

                                           

        PGS.TS.NGƯT Phạm Văn Hiên       TS. Phạm Công Khanh         PGS.TS.NGƯT Lê Quang Hồng

 

                                             

      GS.TS.NGND Trần Mạnh Xuân        GS.TS.NGƯT Hồ Sĩ Giao     GVC.TSKH Nguyễn Thanh Tuân

 

                                           

  GVC.ThS Nguyễn Đình Ấu            GVC.TS Nguyễn Sỹ Hội (1945-2023)        GS.TS.NGƯT Nhữ Văn Bách

 

                                           

           GVC.TS.NGƯT NGuyễn Phụ Vụ         GVC.TS Lê Văn Quyển                 GV.KS Lê Hữu Quỳnh

                                                                 

    KS. Ngô Xuân Nho (1947-2022)                PGS.TS. Vũ Đình Hiếu                GS.TS. NGƯT. Bùi Xuân Nam

                                    

                                   ThS. Lê Thị Hải                               ThS. Nhữ Văn Phúc