Bộ môn Sức bền vật liệu

 Văn phòng:  P.503 - Nhà C12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại:  84.4.2183049 / 84.4.8383601

 Email:  sucbenvatlieu@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Bộ môn Sức bền vật liệu ra đời cùng với Trường Đại học Mỏ - Địa chất (15/11/1966). Từ một số thầy giáo được điều chuyển từ bộ môn Sức bền vật liệu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sau hơn 50 năm trưởng thành, Bộ môn đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu và chất lượng đào tạo ngày càng cao của đất nước. Nhiều thầy cô giáo đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, tiến sỹ khoa học ở Việt Nam và nước ngoài. Hiện tại, BM đảm nhiệm giảng dạy các học phần ở bậc đại học và cao đẳng thuộc lĩnh vực cơ học vật rắn biến dạng cho các chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Bộ môn Sức bền vật liệu hiện có 08 cán bộ, viên chức gồm 07 CBGD và 01 Cán bộ ngạch kỹ sư; Trong đó: 02 cán bộ có học vị TS (bảo vệ tại Hoa Kỳ), 01 NCS, 05 cán bộ có học vị ThS.

Trong những năm qua, nhiều thầy cô giáo trong Bộ môn đã được tín nhiệm giữ trọng trách lãnh đạo cấp Trường, cấp Khoa và Phòng:

01 Nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Mỏ- Địa chất;

02 Nguyên Đảng ủy viên Đảng bộ Trường Đại học Mỏ- Địa chất;

01 Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Mỏ;

01 Trưởng phòng Xuất bản Trường Đại học Mỏ- Địa chất.

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Bộ môn Sức bền vật liệu hiện phụ trách 11 mã học phần, bao gồm giảng dạy lý thuyết, bài tập, thí nghiệm.

Các học phần lý thuyết: Sức bền vật liệu 1,2; Sức bền vật liệu A; Sức bền vật liệu B; Cơ học kết cấu 1,2; Cơ học kết cấu; Lý thuyết đàn hồi ( LTĐH); Cơ học kết cấu và LTĐH; Cơ học môi trường liên tục; Động lực học công trình; Các học phần do Bộ môn phụ trách đã có đủ tài liệu học tập, nội dung học phần không ngừng được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo. Phương pháp giảng dạy của giảng viên không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Nhiều phần mềm ứng dụng được cập nhật và áp dụng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu hoạt động có hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đào tạo, NCKH và phục vụ sản xuất.

Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp Trường và cấp Bộ đều thuộc lĩnh vực công trình đạt chất lượng tốt. Thầy cô giáo trong bộ môn đã tham gia báo cáo khoa học tại các Hội nghi khoa học cấp Trường và cấp quốc gia ( Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc, Hội nghị Khoa học và Kỹ thuật  mỏ toàn quốc, Hội nghị Cơ học vật rắn biến dạng toàn quốc,…) ; tham gia viết bài cho các Tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực mỏ, địa chất, cơ học kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Sau hơn 50 năm phát triển, thầy giáo trong bộ môn đã viết 04 giáo trình cấp NXB và nhiều bài giảng cấp Trường phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo; đã hướng dẫn thành công nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Hàng năm, Bộ môn đã tổ chức và huấn luyện Đội tuyển tham Olympic cơ học toàn quốc (Sức bền vật liệu và Cơ học kết cấu) tại Hà Nội và Vũng Tàu đạt nhiều giải cao.

4. Những mục tiêu và định hướng hát triển

Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc cập nhật, bổ sung kiến thức mới cho từng học phần lý thuyết. Áp dụng hợp lý công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy lý thuyết và thực nghiệm.

Mở rộng và nâng cao chất lượng phòng thí nghiệm áp ứng nhu cầu đào tạo và NCKH trong lĩnh vực cơ học vật rắn biến dạng và cơ học công trình.

H­ướng nghiên cứu khoa học chủ yếu của Bộ môn là tập trung vào các lĩnh vực : Cơ học vật liệu (bao gồm cả đất đá và vật liệu composite), cơ học kết cấu, kết cấu xây dựng công trình ngầm và mỏ, công trình biển, công trình dân dụng và công nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tính toán  kết cấu công trình. Tạo điều kiện để cán bộ trẻ học tập, nâng cao kiến thức, tiếp cận và nghiên cứu các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, khu vực và thế giới.

Xây dựng PTN phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đào tạo, NCKH và sản xuất.

Bộ môn đã và đang xúc tiến chuẩn bị để trong tương lai có thể mở 2 ngành đào tạo: Kỹ thuật năng lượng bền vững, Kỹ thuật nhiệt lạnh.

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

Trong suốt những năm qua, với sự không ngừng nỗ lực phấn đấu, tuy rằng còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ của Bộ môn đã đạt một số thành tích sau:

Tập thể bộ môn

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cá nhân

- PGS.TS. Nguyễn Hữu Bảng

Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ;

- PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cận

Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- GVC.TS. Dương Đức Hùng

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Hội Cơ học Việt Nam.

 

CÁN BỘ BỘ MÔN

 

   

GV.TS Trần Mạnh Tiến 

Phụ trách bộ môn

                                      

              GV.ThS Nguyễn Viết Thắng      GV.ThS Đỗ Ngọc Tú                GV.TS Bùi Thị Tuyết     

                   Cán bộ giảng dạy                          Cán bộ giảng dạy            Cán bộ giảng dạy

 

                              

GV.TS Nguyễn Như Hùng                            ThS. Nguyễn Nam Hòa

Cán bộ giảng dạy                                  Nhân viên hành chính

  

   

                           

GVC.TS Dương Đức Hùng            GV.ThS Đinh Thị Thu Hà

(Nguyên cán bộ giảng dạy)             (Nguyên cán bộ giảng dạy)