Bộ môn Tuyển khoáng

 Văn phòng:  P.512 - Nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

 Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, TP. Hà Nội

 Điện thoại: 043 7550581

 Email: bomontuyenkhoang@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Ngành tuyển khoáng ra đời từ năm 1959, sau khi lớp Luyện kim khóa 2 Đại học Bách khoa Hà Nội học xong năm thứ hai, được tách thành 2 lớp là Luyện kim và Tuyển khoáng. Lớp Tuyển khoáng khóa 2 có 12 sinh viên, ra trường năm 1961, sau đó Trường Đại học Bách Khoa đào tạo tiếp hai lớp là lớp Tuyển khoáng khóa 5 và khóa 7.

Ngày 8 tháng 8 năm 1966, Trường Đại học Mỏ - Địa chất chính thức được thành lập từ Khoa Mỏ - Địa chất của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến nay, Bộ môn Tuyển khoáng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trên 50 năm xây dựng và phát triển.

Lớp Tuyển khoáng khóa 7 vào học tại Đại học Bách Khoa và ra trường năm 1966 tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Lớp Tuyển khoáng khóa 7 chính là khoá “1” Ngành Tuyển khoáng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Tháng 8 năm 2014 Bộ môn Tuyển khoáng được phép mở thêm chuyên ngành Tuyển – Luyện quặng kim loại. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, trong thời gian tới Bộ môn mở thêm ngành kỹ thuật Tái chế dự định tuyển sinh vào năm 2021.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Bộ môn Tuyển khoáng được thành lập năm 1966 cùng với sự ra đời của Trường đại học Mỏ - Địa chất. Trải qua hơn 50 năm, cùng với sự phát triển của Khoa Mỏ và Trường Đại học Mỏ - Địa chất, bộ môn đã liên tục phấn đấu và phát triển về mọi mặt, đạt được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học - phục vụ sản xuất. Hiện nay bộ môn Tuyển khoáng có 12 cán bộ, viên chức; trong đó có 3 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ và 5 NCS (2 Đức, 1 Trung Quốc và 2 trong nước) .

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Quy mô đào tạo của 25 năm đầu tiên từ năm 1966 đến năm 1991 có 9 lớp hệ chính quy và 1 lớp hệ không chính quy với tổng số 171 sinh viên ra trường. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2019 có 27 lớp hệ chính quy và 28 lớp hệ không chính quy, với tổng số sinh viên ra trường khoảng 1900 sinh viên. Như vậy giai đoan 1991 đến năm 2019 số sinh viên ra trường lớn gấp 11 lần so với giai đoạn trước đó.

Để đảm bảo chương trình giảng dạy đại học cho ngành kỹ thuật Tuyển khoáng và các ngành khác, các thầy cô giáo trong bộ môn đã biên soạn được 29 bài giảng và giáo trình cho 23 môn học. Trong số 29 giáo trình được biên soạn có 4 giáo trình được in tại nhà xuất bản.

Nghiên cứu khoa học và hướng dẫn NCS, học viên cao học và sinh viên làm nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng thứ hai đối với cán bộ của Bộ môn.

Trải qua trên 50 năm đào tạo đại học của Bộ môn Tuyển khoáng trong Trường đại học Mỏ - Địa chất, số lớp đào tạo chính quy là 36 lớp với 957 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Nếu kể cả các lớp đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì Bộ môn Tuyển khoáng đã đào tạo là 39 lớp với 1025 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Số lớp đại học vừa học vừa làm là 29 lớp với 1132 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Như vậy tổng số sinh viên được đào tạo ra trường của Bộ môn Tuyển khoáng tính đến tháng 1 năm 2019 là khoảng 2200 người.

Từ năm 1980 bộ môn được giao nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh và đến năm 1996 bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ. Trên 20 năm đào tạo thạc sỹ, Bộ môn Tuyển khoáng đã đào tạo được gần 100 thạc sỹ, bình quân mỗi năm đào tạo được 5 thạc sỹ, trong đó có năm 2015 đào tạo được 19 thạc sỹ. Có 10 thạc sỹ đi sâu nghiên cứu để làm luận án tiến sỹ trong hoặc ngoài nước, đã có 2 tiến sỹ bảo vệ ở nước ngoài và 2 tiến sỹ bảo vệ trong nước. Từ năm 1980 đến nay Bộ môn đã hướng dẫn thành công 08 NCS và hiện đang hướng dẫn 05 NCS.

Ngay từ những năm đầu tiên sau khi thành lập bộ môn, các thầy cô trong bộ môn đã thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất. Năm 1978 Bộ môn thực hiện một đề tài cấp nhà nước do Thầy Nguyễn Văn Chính chủ nhiệm. Từ năm 1980 đến năm 2000 bộ môn thực hiện 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và các đề tài phục vụ sản xuất.

Giai đoạn năm 2000 đến nay, Bộ môn đã thực hiện 1 đề tài cấp nhà nước và 13 đề tài cấp bộ. Ngoài các đề tài do các thầy, cô trong bộ môn làm chủ nhiệm, các thầy, cô còn tham gia các đề tài cấp nhà nước và cấp bộ do các đơn vị như Viện KH&CN Mỏ, Viện Hóa công nghiệp, Viện KHCN Mỏ và Luyện kim v.v. thực hiện. Trung bình mỗi năm bộ môn có một đề tài NCKH cấp cơ sở và từ 1 - 2 đề tài nghiên cứu phục vụ sản xuất.

Ngoài việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở và phục vụ sản xuất, các thầy cô trong bộ môn còn tích cực viết các bài báo khoa học cho các tạp chí như: Tạp chí Công nghiệp Mỏ, Tạp chí Công nghiệp Hóa chất, Tạp chí Than Việt Nam, Tạp chí KHCN Kim loại, Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất v.v. Các báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học  như: Hội nghị khoa học của Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Hội nghị khoa học của Hội KH&CN Mỏ Việt Nam; Hội nghị khoa học của Hội Tuyển khoáng Việt Nam v.v. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí và HNKH chuyên ngành trong và ngoài nước từ trước đến nay vào khoảng 200 bài.

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn giỏi về lý thuyết, mạnh về thực tế theo hai nhóm chuyên môn tuyển khoáng và luyện kim; tiếp tục nâng cao tỷ lệ cán bộ là tiến sĩ, có trình độ tiếng Anh giỏi để có thể giảng dạy được bằng tiếng Anh.

Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cũng như tự lực hoàn thiện và hiện đại hóa phòng thí nghiệm bộ môn để phục vụ chuyên ngành mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi nghiên cứu triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới và hiện đại hóa chương trình đào tạo cũng như các bài giảng giáo trình để một mặt tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới, mặt khác gắn liền với thực tiễn tuyển và chế biến sâu khoáng sản tại Việt Nam. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Mở mới các chuyên ngành đào tạo theo hướng chế biến sâu khoáng sản và tái chế phế thải đáp ứng nhu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong Bộ môn, viết bài, tham gia các hội nghị hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Đăng ký các đề tài khoa học các cấp đồng thời kết hợp với các cơ sở sản xuất để triển khai các đề tài ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Xây dựng sản phẩm khoa học công nghệ của bộ môn và thực hiện chuyển giao công nghệ.

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

a. Tập thể:

Năm 2007 và 2017 Bộ môn Tuyển khoáng nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2016 Bộ môn Tuyển khoáng nhận Bằng khen của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

b. Cá nhân:

- NGƯT.GVCC.TS Phạm Hữu Giang:

Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006 và 2011.

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2010.

Huân chương lao động hạng 3 năm 2012.

Danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", 2012.

- PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010, 2013.

- PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung

Bằng khen cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013, 2015.

Chiến sỹ thi đua cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018.

- PGS.TS Phạm Văn Luận

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010, 2012.

Chiến sỹ thi đua cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017.

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2018.

 

CÁN BỘ BỘ MÔN

PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung

Trưởng bộ môn

 

                                  

PGS.TS Phạm Văn Luận                            GVC.TS Trần Trung Tới

Phó Trưởng bộ môn                                   Phó Trưởng bộ môn

 

                                                                 

                    GV.ThS Vũ Thị Chinh              GV.TS Hoàng Hữu Đường            GV.TS Phạm Thanh Hải

            Cán bộ giảng dạy                       Cán bộ giảng dạy                        Cán bộ giảng dạy

 

                                                       

            GV.ThS Phùng Tiến Thuật               GV.ThS Phạm Thị Nhung             GV.ThS Trần Văn Được

Cán bộ giảng dạy                              Cán bộ giảng dạy                            Cán bộ giảng dạy

ThS. Lê Việt Hà

Nhân viên hành chính

CÁC CÁN BỘ ĐÃ CÔNG TÁC TẠI BỘ MÔN

                    

 PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn              GVC.ThS Nguyễn Ngọc Phú