Chiến lược phát triển khoa Mỏ

Chiến lược phát triển của Khoa Mỏ - Trường đại học Mỏ - Địa chất được xây dựng dựa trên các tuyên bố về Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi của khoa. Các quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm được xây dựng trên cơ sở phát triển phù hợp với chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển - kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ của đất nước, chiến lược phát triển chung của Trường đại học Mỏ - Địa chất.

1. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI 

Sứ mạng: “Đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản”;

Tầm nhìn: “ Đến năm 2030: trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản”;

Giá trị cốt lõi: “Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển”.

2.  QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển phù hợp với chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ của đất nước, chiến lược phát triển chung của Trường đại học Mỏ - Địa chất

- Trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. 

- Nghiên cứu và phát triển các công nghệ cao, các sản phẩm ứng dụng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến của thế giới

- Cung nguồn ứng nhân lực chất lượng cao và tri thức khoa học công nghệ quan trọng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng;

3. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Mục tiêu chung

       Trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Mục tiêu cụ thể

  • Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội tri thức của đất nước.
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp khai khoáng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Phát triển môi trường đại học chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.

4. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Đào tạo

– Duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt nội dung đào tạo với nhu cầu xã hội, đảm bảo khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.

– Phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo của Khoa một cách linh hoạt, phù hợp với quy hoạch đào tạo của Trường Đại học Mỏ - Địa chất và xu hướng phát triển của xã hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo hướng xã hội hóa nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, mặt khác khai thác một cách hiệu quả tiềm năng phát triển của Trường (đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo đặt hàng của nhà tuyển dụng…).

Khoa học và công nghệ

– Quy hoạch hệ thống các phòng thí nghiệm và đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm sản phẩm khoa học công nghệ trọng điểm.

– Tập trung phát triển một số sản phẩm khoa học có tầm ảnh hưởng cao (sản phẩm quốc gia) nhằm khẳng định vị thế và tạo đà phát triển.

– Xúc tiến thành lập phòng thí nghiệm hợp tác quốc tế nhằm gia tăng tiềm lực khoa học công nghệ và nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế.

– Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, phối hợp phát triển sản phẩm ứng dụng, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của cán bộ và sinh viên; thúc đẩy các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ (phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích).

Tổ chức, đội ngũ và quản trị đại học

– Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị nhằm phát triển Khoa Mỏ ….

–  Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao và chuyên nghiệp, phù hợp với quy mô đào tạo và nghiên cứu của Trường.

– Từng bước triển khai mô hình tự chủ phù hợp với mô hình, điều kiện và lộ trình của trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Hội nhập quốc tế

– Nâng cao mức độ quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đặc biệt là những chương trình đào tạo chất lượng cao; thu hút sinh viên quốc tế tới học tập, nghiên cứu tại Khoa.

– Tăng cường kết nối với các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, thu hút chuyên gia nước ngoài đến thỉnh giảng và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phối hợp với nước ngoài nhằm gia tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của Khoa.

5. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

-Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao

- Gia tăng, đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác phát triển

- Đổi mới quản trị …

- Chú trọng tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, nhanh chóng xây dựng cơ sở tại Khu A.