1. Lịch sử hình thành.
Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình hoạt động dưới sự quản lý của Bộ môn Sức bền vật liệu, khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Được thành lập năm 1966 và hiện đặt tại Nhà F, khu A, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội.
Một số trang thiết bị phòng thí nghiệm cơ học vật liệu và công trình
2. Chức năng nhiệm vụ.
2.1. Chức năng:
Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực Xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật khai thác Mỏ, Kỹ Thuật Tuyển khoáng, Kỹ thuật Tuyển Luyện, Thiết bị dầu khí.
2.2. Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn các bài thí nghiệm thực hành của môn Sức bền vật liệu cho sinh viên các ngành và chuyên ngành, Xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật khai thác Mỏ, Kỹ Thuật Tuyển khoáng, Kỹ thuật Tuyển Luyện, Thiết bị dầu khí.
- Tổ chức nghiên cứu và đào tạo để áp dụng vào thực tiến.
- Phát triển đội ngũ khoa học và công nghệ trình độ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Quản lý và khai thác có hiệu quả các máy móc Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình có hiệu quả.
3. Các bài thí nghiệm, thực hành.
3.1. Bài thí nghiệm, thực hành 01.
3.1.1 Tên bài thí nghiệm, thực hành: Xác định ứng suất bền của vật liệu bằng bằng thí nghiệm kéo
3.1.2. Mục tiêu: Sinh viên xác định được ứng suất bền của vật liệu gang và thép theo mẫu qua thí nghiệm kéo. Hiểu sâu hơn về lý thuyết trên lớp quan sát và so sánh với thí nghiệm thực hành.
3.1.3. Nội dung chính bài thí nghiệm thực hành.
- Phân biệt được đặc tính khác nhau của vật liệu gang và thép.
- Hiểu được đặc tính của gang và thép khi thí nghiệm kéo.
- Xác định được ứng suất bền của mẫu gang, ứng suất bền và ứng suất chảy của mẫu thép thông qua thí nghiệm kéo.
- Hiểu được quy trình làm thí nghiệm để có được kiểm định chất lượng đối với mẫu vật liệu gang, thép thông qua thí nghiệm kéo.
3.1.4. Thời gian thực hành thí nghiệm: 4 tiết.
3.1.5. Số lượng sinh viên trong 1 nhóm: 3 - 5
3.1.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Máy kéo RM -104.
3.1.7. Vật tư sử dụng cho 1 nhóm: Mẫu kéo Gang GX, và mẫu kéo thép CT3.
3.2. Bài thí nghiệm, thực hành 02.
3.2.1 Tên bài thí nghiệm, thực hành: Xác định ứng suất bền của vật liệu bằng bằng thí nghiệm nén.
3.2.2. Mục tiêu: Sinh viên xác định được ứng suất bền của vật liệu gang và thép theo mẫu qua thí nghiệm nén. Hiểu sâu hơn về lý thuyết trên lớp quan sát và so sánh với thí nghiệm thực hành.
3.2.3. Nội dung chính bài thí nghiệm thực hành.
- Phân biệt được đặc tính khác nhau của vật liệu gang và thép.
- Hiểu được đặc tính của gang và thép khi thí nghiệm nén.
- Xác định được ứng suất bền của mẫu gang, ứng suất bền và ứng suất chảy của mẫu thép thông qua thí nghiệm nén.
- Hiểu được quy trình làm thí nghiệm nén để có được kiểm định chất lượng đối với mẫu vật liệu gang, thép.
3.2.4. Thời gian thực hành thí nghiệm: 4 tiết.
3.2.5. Số lượng sinh viên trong 1 nhóm: 3 -5
3.2.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Máy nén TMC -20.
3.2.7. Vật tư sử dụng cho 1 nhóm: Mẫu nén Gang GX, và mẫu nén thép CT3.
3.3. Bài thí nghiệm, thực hành 03.
3.3.1 Tên bài thí nghiệm, thực hành: Xác định modun đàn hồi trượt G trên mô hình xoắn.
3.3.2. Mục tiêu: Sinh Xác định modun đàn hồi khi trượt G qua mô hình thực nghiệm . Hiểu sâu hơn về lý thuyết trên lớp so sánh với thí nghiệm thực hành với lý thuyết.
3.3.3. Nội dung chính bài thí nghiệm thực hành.
- Hiểu được cách tạo ra mô hình thí nghiệm
- Hiểu được các bước để xác định modun đàn hồi trượt G.
- Xác định được modun đàn hồi trượt G qua thực nghiệm trên mô hình. So sách được số liệu thực nghiệm và lý thuyết.
3.3.4. Thời gian thực hành thí nghiệm: 4 tiết.
3.3.5. Số lượng sinh viên trong 1 nhóm: 3 -5
3.3.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Mô hình xoắn
3.4. Bài thí nghiệm, thực hành 04.
3.4.1 Tên bài thí nghiệm, thực hành: Xác định độ võng và góc xoay của dầm chịu uốn.
3.4.2. Mục tiêu: Sinh Xác định độ võng và góc xoay trên mô hình thực nghiệm . Hiểu sâu hơn về lý thuyết trên lớp so sánh với thí nghiệm thực hành với lý thuyết.
3.4.3. Nội dung chính bài thí nghiệm thực hành.
- Hiểu được cách tạo ra mô hình thí nghiệm
- Hiểu được các bước để xác định độ võng và góc xoay trên mô hình.
- Xác định được độ võng và góc xoay trên mô hình thực nghiệm. So sách được số liệu thực nghiệm và lý thuyết.
3.4.4. Thời gian thực hành thí nghiệm: 4 tiết.
3.4.5. Số lượng sinh viên trong 1 nhóm: 3 -5
3.4.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Mô hình độ võng góc xoay.
4. Đội ngũ cán bộ.
1. TS. Nguyễn Như Hùng, Trưởng phòng thí nghiệm
2. Th.S Đỗ Ngọc Tú phụ trách chuyên môn
3. Cán bộ giảng viên của Bộ môn Sức bền vật liệu.
5. Cơ sở vật chất trang thiết bị:
5.1. Cơ sở vật chất:
Bảng 1. Cơ sở vật chất Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình.
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
1 |
Điều hòa |
1 chiếc |
2 |
Quạt treo tường |
1 chiếc |
3 |
Quạt cây |
2 chiếc |
4 |
Máy tính |
2 bộ |
5 |
Máy in |
1 máy |
6 |
Bảng |
1 chiếc |
7 |
Bàn + ghế làm việc |
1 bộ |
8 |
Bàn + ghế giảng dạy và học tập |
1 bộ |
9 |
Tủ sắt đựng tài liệu |
2 tủ |
5.2. Trang thiết bị:
Bảng 2: Danh mục thiết bị Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình.
1 |
Máy kéo RM -104 |
1 máy |
1966 |
2 |
Máy Nén TMC – 20 |
1 máy |
1966 |
3 |
Máy kéo nén vạn năng |
1 máy |
2003 |
4 |
Súng bắn bê tông |
1 chiếc |
2003 |
6 |
Mô hình xoăn |
1 bộ |
2003 |
7 |
Mô hình đo độ võng góc xoay |
1 bộ |
2003 |
6. Định hướng phát triển.
- Ổn định và tiến tới hoàn thiện bộ máy tổ chức phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình thích ứng với quy chế bộ hoạt động của Bộ môn và nhà Trường, đáp ứng những nhu cầu thí nghiệm của sinh viên, thực tế sản xuất của xã hội.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ hướng dẫn thí nghiệm và cán bộ giảng dạy cả về chất lượng và số lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao đủ trình độ vận hành máy móc thiết bị ngày càng hiện đại.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ hướng dẫn thí nghiệm và cán bộ giảng dạy. Đảm bảo giao tiếp và đọc được những tài liệu chuyên sâu về thí nghiệm các vật liệu.
- Tăng cường hợp tác với các đơn vị sản xuất bên ngoài nhằm tiến tới xây dựng phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình thành Phòng Lab có thể đưa vào sản xuất thực tiến trong xây dựng và cơ khí.
- Quản lý và khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có, với định hướng xây dựng thành phòng Lab chất lượng cao cần bổ sung một số trang thiết bị.
7. Các kết quả đạt được
Trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm Cơ học vật liệu và công trình đạt được những kết quả về đào tạo và nghiên cứu khoa học như sau:
- Đào tạo các thế hệ sinh viên các ngành, chuyên Xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật khai thác Mỏ, Kỹ Thuật Tuyển khoáng, Kỹ thuật Tuyển Luyện, Thiết bị dầu khí.
từ khi thành lập trường.
- Số lượng sinh viên đã được thí nghiệm, thực hành tính đến nay 20.000 sinh viên.
- Hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học lấy số liệu cho các đề tài.
- Đã từng kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng Nhà C của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.
Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.
Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.
Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.
Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:
Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất
Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.