An toàn vệ sinh lao động là một thuật ngữ bao quát chung các yêu cầu về pháp luật theo Luật An toàn vệ sinh lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2015, kế thừa phát triển về an toàn lao động, vệ sinh lao động của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Thuật ngữ An toàn vệ sinh lao động thường được sử dụng để mô tả công tác an toàn và vê sinh nghề nghiệp liên quan đến việc ngăn ngừa các tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động và những người có thể bị ảnh hưởng bởi công việc của họ.
Theo định nghĩa của luật An toàn vệ sinh lao động:
“An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động”
“Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động”
ATVSLĐ nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động. Đây là một ngành khá mới ở Việt Nam và từ khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì ATVSLĐ đã trở thành ngành nghề thu hút nhân lực khá lớn. Việt Nam là nước gia nhập vào WTO nên buộc phải có cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ. Trong đó ngành ATVSLĐ tại Việt Nam đang rất cần nguồn nhân lực lớn về nguồn kỹ sư. Luật lao động bắt buộc các doanh nghiệp có từ 200 lao động trở lên, tối thiểu phải có 1 cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp và sự áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới, những yêu cầu về đảm bảo An toàn vệ sinh lao động và đảm bảo phúc lợi xã hội càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Việc bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động sản xuất, nhất là người lao động trong những lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đồng thời bảo vệ sinh phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác An toàn vệ sinh lao động là yếu cầu có tính cấp thiết.
Các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong công tác An toàn vệ sinh lao động, tăng cường cải thiện điều kiện lao động; xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất; gắn An toàn vệ sinh lao động với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế – xã hội cần được chú trọng.
Công tác quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả chính sách bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua các hoạt động phòng ngừa, đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chia sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động và xã hội.
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, Luật an toàn vệ sinh lao động tiếp tục được tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và thế giới. An toàn vệ sinh lao động của nước ta tuân thủ các thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đứng trước nhu cầu cấp bách về cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho Ngành An toàn vệ sinh lao động trên khắp cả nước, Trường đại học Mỏ – Địa chất đã xây dựng thành công chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các cơ quản quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Các kỹ sư ngành ATVSLĐ được đào tạo sẽ có kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động. Kỹsư ngành ATVSLĐ có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nó bụi, ồn, rung… trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp. Tầm quan trọng của ngành ATVSLĐ đang dần trở thành một điều kiện mắt xích quan trọng không thể thiếu của các doanh nghiệp hiện nay. Trường đại học Mỏ – Địa chất tuyển sinh khóa đào tạo kỹ sư Ngành An toàn vệ sinh lao động đầu tiên và là trường duy nhất đào tạo ngành học này ở Việt Nam. Các em sinh viên sẽ được giảng dạy bởi các giảng viên là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia trong lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động và có cơ hội trở thành những Kỹ sư An toàn vệ sinh đầu tiên và tiên phong với nhiều tiềm năng trở thành những người lãnh đạo đầu tiên trong lĩnh vực này ở nước ta.
Năm học 2021-2022, Trường đại học Mỏ – Địa chất tuyển sinh đào tạo Ngành An toàn vệ sinh lao động với chỉ tiêu như sau:
Các tổ hợp môn xét tuyển:
+ Toán – Lý – Hóa (môn chính Toán)
+ Toán – Lý – Anh (môn chính Toán)
+ Toán – Văn – Anh (môn chính Toán)
+ Toán – Hóa – Sinh (môn chính Toán)
Thông tin và hướng dẫn tuyển sinh chi tiết vào Trường đại học Mỏ – Địa chất xin tham khảo theo địa chỉ: https://tuyensinh.humg.edu.vn/tuyen-sinh/Pages/dai-hoc.aspx
Đưa tin: Bộ môn Khai thác lộ thiên, Khoa Mỏ
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.
Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.
Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.
Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.
Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:
Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất
Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.