Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu tận thu than trong đất đá lẫn than tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh”
Mã số: B2016-MDA-07ĐT
Thời gian thực hiện: 2016-2017
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Thời gian nghiệm thu: 9h00' ngày 25 tháng 12 năm 2017 (thứ 2)
- Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tên đề tài: Nghiên cứu tận thu than trong đất đá lẫn than tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh.
- Mã số: B2016-MDA-07ĐT
- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Thời gian thực hiện: 1/2016 - 12/2017
Mục tiêu đề tài là đề xuất được quy trình công nghệ tuyển loại đất đá lẫn than có tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế nhằm thu được sản phẩm than sạch có độ tro dưới 45% đạt tiêu chuẩn chất lượng đem tiêu thụ và đá thải có độ tro trên 75% đạt tiêu chuẩn thải bỏ.
Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã sử dụng công nghệ tuyển kết hợp máy lắng lưới chuyển động - máy tuyển tầng sôi - tuyển nổi để thu hồi than sạch từ nguồn đất đá lẫn than độ tro cao của một số mỏ than vùng Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài
- Các chế độ công nghệ tối ưu khi dùng máy lắng lưới chuyển động tuyển cấp hạt lớn, dùng máy tuyển tầng sôi và tuyển nổi để tuyển cấp hạt nhỏ;
- Than sạch cấp hạt lớn +3mm thu được có độ tro nằm trong khoảng 30 - 45%; than sạch cấp hạt nhỏ -3mm có độ tro 10 - 30%. Độ tro đá thải trên 80%;
- Đề xuất được quy trình công nghệ tuyển đất đá lẫn than của 3 mỏ Núi Béo, Cọc Sáu và Khe Sim.
Sản phẩm của đề tài:
- 03 Quy trình công nghệ tuyển loại đất đá lẫn than thuộc 03 mỏ Núi Béo, Cọc Sáu và Khe Sim;
- Công bố 02 bài báo đăng trong Tạp chí Công nghiệp mỏ; 02 bài báo đăng trong kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo trong nước và 01 bài báo đăng trong Hội nghị quốc tế;
- Đào tạo được 02 thạc sỹ và 06 kỹ sư.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
Kết quả của đề tài dự kiến chuyển sang quy mô nghiên cứu lớn hơn hoặc chuyển thành dự án sản xuất thử nghiệm. Từ đó thu hồi được một lượng lớn than sạch trong đất đá lẫn than tồn đọng ở các mỏ, tránh thất thoát tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường. Địa chỉ ứng dụng là các mỏ than vùng Quảng Ninh.
Nguồn: http://humg.edu.vn/tin-tuc/pages/khoa-hoc-cong-nghe.aspx?ItemID=6527
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.
Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.
Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.
Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.
Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:
Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất
Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.