TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Châu Á–Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản (TNKS) tương đối phong phú, đa dạng nhưng có nhiều đặc thù.

1. Tính phong phú của khoáng sản Việt Nam

Tính phong phú của TNKS Việt Nam được thể hiện như sau:

1.1. Phong phú về chủng loại khoáng sản

Việt Nam có khoáng sản ở thể rắn, lỏng và khí với 63 loại khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, khoáng chất công nghiệp và các loại nước.

Bản đồ phân bố các khoáng sản chính của Việt Nam được nêu trong Hình 1.

Phân chia các loại khoáng sản theo khả năng sử dụng gồm có:

- Năng lượng:                              406 điểm và mỏ

- Kim loại đen và hợp kim:         108 điểm và mỏ

- Kim loại màu và quý hiếm:      300 điểm và mỏ

- VLXD và gốm sứ thủy tinh:  1.179 điểm và mỏ

- Khoáng chất công nghiệp, phân bón, đá quý và bán quý: 379 điểm và mỏ.

1.2. Phong phú về số lượng điểm và mỏ khoáng sản

Việt Nam khá phong phú về số lượng điểm và mỏ khoáng sản. Theo Hội đồng Xét duyệt trữ lượng Nhà nước (năm 1997) Việt Nam có gần 5000 điểm, mỏ khoáng sản và các biểu hiện khoáng hóa nhiều triển vọng. Như trong Bảng 1 ta thấy có khoáng sản: khí -5, khoáng sản lỏng–438 và khoáng sản rắn–2348 mỏ và điểm mỏ.

Hình 1. Sơ đồ phân bố khoáng sản chính của Việt Nam

(Nguồn: Đề tài KHCN.07-13. Chuyên đề khoáng sản)

 

Bảng 1. Tổng quan về khoáng sản Việt Nam

TT

Loại

khoáng sản

Số mỏ và điểm mỏ

Ghi chú

Phát hiện

Khai thác

A

Khoáng sản khí

05

 

63 loại

Khí đốt

05

01

 

B

Khoáng sản lỏng

438

 

 

1

Dầu mỏ

07

04

 

2

Nước khoáng

38

39

điểm

3

Nước dưới đất

139

283

lỗ khoan

4

Nước nóng

254

5

 

C

Khoáng sản rắn

2.360

 

 

1

Khoáng sản năng lượng

394

 

 

- Than các loại

374

145

 

- Urani

20

 

 

2

Khoáng sản kim loại

408

134

 

- Kim loại đen (sắt và  hợp kim)

108

13

 

- Kim loại màu

175

74

điểm KT

- Kim loại quý hiếm và đất hiếm

125

~ 47

 

3

Khoáng sản không kim loại

1.504

674

 

- Nguyên liệu SX xi măng

210

72

 

- Nguyên liệu SX gốm sứ

131

55

 

- Nguyên liệu SX VL chịu lửa

35

-

 

- Nguyên liệu SX thuỷ tinh

49

8

 

- Nguyên liệu SX phân bón

288

27

 

- Đá ốp lát trang trí

145

16

 

- VLXD thông thường

609

475

 

- Đá quý và đá bán quý

37

15

 

4

Khoáng chất công nghiệp

54

-

 

Nguồn: Văn phòng Hội đồng Xét duyệt trữ lượng Nhà nước, 1997

1.3. Phong phú về quy mô trữ lượng

Một số khoáng sản có quy mô trữ lượng khá lớn như dầu khí, than antraxit, than nâu, apatit, bauxit, titan, cromit, cát thủy tinh, đá vôi xây dựng… Số mỏ khoáng sản còn lại chủ yếu có quy mô trữ lượng rất nhỏ, nhỏ và vừa (Bảng 2). Nếu được nâng cấp thăm dò một số điểm và mỏ khoáng sản có thể trở thành mỏ có trữ lượng quy mô nhỏ, vừa hoặc lớn.

Bảng 2. Tổng hợp trữ lượng khoáng sản Việt Nam

Số TT

Loại khoáng sản

Số mỏ và điểm mỏ

Trữ lượng

Đơn vị

tính

Thăm dò

Dự báo

 

I. NHÓM KHOÁNG SẢN NĂNG LƯỢNG

1

Dầu mỏ

7

103 tấn

1.868.213

573.444

 

Khí đi kèm mỏ dầu

5

106.m3

232.248

19.722

2

Khí tự nhiên

5

106.m3

180.841

247.026

3

Than antraxit

56

103 tấn

3.743.315

-

4

Than gày

7

103 tấn

6.921,6

-

5

Than mỡ

12

103 tấn

22.831,3

-

6

Than nâu-lửa dài

19

103 tấn

276.825,4

-

7

Than bùn

280

103 tấn

158.160,2

239.172,7

8

Urani

20

103 tấn

81.120

250.938

9

Nước nóng

3/254đ

m3/ng

2.144

-

 

II. NHÓM KHOÁNG SẢN KHÔNG KIM LOẠI

10

Đá vôi xi măng

106

103 tấn

9.321.762

11.234.858

11

Sét xi măng

75

103 tấn

1.729.933

309.418

12

Phụ gia XM (Puzơlan)

23

103 tấn

275.178

35.732

13

Phụ gia XM (sắt)

4

103 tấn

4.351

348

14

Phụ gia XM (cát TA)

2

103 tấn

3.247

6.000

15

Cát thạch anh

49

103 tấn

660.374

2.087.956

16

Kaolin (sứ gốm)

92

103 tấn

185.541

142.266

17

Sét trắng (sứ gốm)

19

103 tấn

36.308

8.000

18

Fenspat

20

103 tấn

21.331

57.469

19

Sét gạch ngói

325

103 tấn

1.563.695

1.432.450

20

Cát, cuội, sỏi

114

103 tấn

264.367

2.470.130

21

Đá xây dựng (9 loại)

170

103 tấn

10.130.391

40.448.860

22

Đá ốp lát trang trí

145

103 tấn

62.668

18.109.760

23

Sét (chịu lửa)

4

103 tấn

10.030

-

24

Kaolin (chịu lửa)

2

103 tấn

59.673

-

25

Disten (chịu lửa)

1

103 tấn

-

10

26

Silimanit (chịu lửa)

1

103 tấn

-

360

27

Dolomit (chịu lửa)

25

103 tấn

283.039

3.455.690

28

Quaczit

2

103 tấn

33.543.-

 

29

Apatit

 

103 tấn

 

 

 

-Quặng phong hóa

37

103 tấn

293.946

-

 

Chia ra: Quặng I

18

103 tấn

45.477

-

 

Quặng III

19

103 tấn

248.469

-

 

-Quặng gốc

30

103 tấn

759.292

-

 

Chia ra:Quặng II

17

103 tấn

263.138

-

 

Quặng IV

13

103 tấn

496.154

-

30

Photphorit

200

103 tấn

2.567,565

3.075,475

31

Secpentin

4

103 tấn

79.895

-

32

Pyrit

17

103 tấn

372.888

3.056

33

Barit

12

103 tấn

22.211

1.210

34

Fluorit

3

103 tấn

1.111

7.592

35

Graphit

6

103 tấn

12.619

1.324

36

Bentonit

3

103 tấn

4.442

-

37

Diatomit

4

103 tấn

65.323

61.945

38

Talc

7

103 tấn

12.530

7.125

39

Atbet

6

103 tấn

370

421

40

Mica trắng

3

103 tấn

48.304

 

41

Đá vôi đất đèn

1

103 tấn

40.105

 

42

Đá vôi trắng (hóa chất)

2

103 tấn

125.975

 

43

Thạch anh kỹ thuật

7

103 tấn

12.925

0,9

44

Đá quý (A+B+C+D)

37

kg

50.738

146.771

 

- Yên Bái

30

kg

49.173

86.898

 

- Nghệ An

4

kg

1.097

55.500

 

- Bình Thuận

2

kg

-

3.297

 

- Đắc Lắc

1

kg

468

1.076

 

III. NHÓM KHOÁNG SẢN KIMLOẠI

45

Sắt (Fe)

40

103 tấn

1.038.628,5

146.645,0

46

Mangan (Mn)

21

103 tấn

2.719,6

4.933,2

47

Cromit

1

103 tấn

22.191,0

1.635,0

48

Vonframit

10

103 tấn

5,18

16,53

49

Molipden

1

103 tấn

-

0,46

50

Đồng (Cu)

18

103 tấn

732,9

1.674,9

51

Niken (Ni)

2

103 tấn

125,6

3.053,2

 

Coban (Co)

3,6

103 tấn

3,6

281,9

52

Chì-kẽm (Pb-Zn)

28

103 tấn

1.282,66

1.777,42

 

Cadimi (Cd)

4

tấn

1.088,5

8.293

53

Quặng thiếc (Caxiterit)

47

103 tấn

75.550

15.152

 

-  Kim loại Sn

 

103 tấn

23.704

215.922

54

Bauxit (Q.tinh)

54

103 tấn

2.308.431,5

1.428.580

 

- Bauxit trầm tích

27

103 tấn

92.162,7

110.283,2

 

- Bauxit laterit

27

103 tấn

2.216.268,8

1.318.297,0

55

Titan (Ilmenit)

47

103 tấn

7.424

2.601

 

- KV nặng

 

103 tấn

4.672

2.043

 

- Zircon

 

103 tấn

147.291

291,593

 

- Monazit

 

103 tấn

62.983

26,414

56

Antimon

14

103 tấn

473.673

2.258

57

Đất hiếm (Tr2O3)

6

103 tấn

10.219,3.

12.046,8

58

Asen (As)

2

103 tấn

-

8,1

 

-As trong mỏ vàng

 

103 tấn

 

436,6

 

-As trong mỏ chì, kẽm

 

103 tấn

 

6,1

59

Berili (Be)

1

103 tấn

529,0

-

60

Thủy ngân (Hg)

2

tấn

304,5

948,0

61

Vàng

114

tấn

166,119

345,140

 

-Vàng gốc

59

tấn

155,279

329,485

 

-Vàng sa khoáng

55

tấn

10,840

15,655

 

-Bạc đi kèm vàng gốc

 

tấn

 

1.194,109

 

IV. NƯỚC DƯỚI  ĐẤT VÀ NƯỚC KHOÁNG

62

Nước dưới đất

13

103 m3/24h

18.354

 

63

Nước khoáng

38

m3/24h

39.406

 

Nguồn: Văn phòng Hội đồng Xét duyệt trữ lượng Nhà nước, (1998)

1.4. Sự phong phú của khoáng vật đi kèm và nguyên tố quý hiếm phân tán

Trong nhiều mỏ khoáng sản có các khoáng vật cộng sinh và nguyên tố quý hiếm phân tán có giá trị kinh tế và sử dụng:

- Trong mỏ than Núi Hồng có germani, than Nông Sơn có urani.

- Các mỏ thiếc gốc vùng Sơn Dương, Tuyên Quang có đồng, vàng, bạc và bismut.

- Mỏ cromit Cổ Định, Thanh Hóa có nikel, coban và bentonit.

- Sa khoáng ven biển ngoài ilmenit còn có rutil, zircon, monazit…

- Mỏ đất hiếm Đông Pao, Lai Châu có barit và fluorit.

Hàm lượng và trữ lượng các khoáng vật và nguyên tố cộng sinh của một số mỏ được nêu trong Bảng 3.

2. Tính đa dạng của khoáng sản Việt Nam

Tính đa dạng của khoáng sản Việt Nam được thể hiện bởi các yếu tố sau đây:

2.1. Đa dạng về nguồn gốc sinh khoáng

Các mỏ khoáng sản Việt Nam có nguồn gốc sinh khoáng khá đa dạng, bao gồm cả nội sinh, ngoại sinh, biến chất và hỗn hợp.

- Các mỏ nội sinh có nguồn gốc macma như titan–manhetit Cây Châm (Thái Nguyên), Cu-Ni Bản Phúc (Sơn La), pecmatit Thạch Khoán (Phú Thọ)…

- Các mỏ nội sinh có nguồn gốc nhiệt dịch chứa thiếc, vonfram, đồng, chì – kẽm, antimon… phân bố ở nhiều nơi.

- Các mỏ ngoại sinh có nguồn gốc trầm tích như than Na Dương (Lạng Sơn), than Quảng Ninh, sét Trúc Thôn (Hải Dương), dầu khí thềm lục địa phía Nam, các sa khoáng chứa thiếc, vàng, titan và zircon ven biển… ở nhiều địa phương.

 

Bảng 3. Các khoáng vật và nguyên tố cộng sinh của một số mỏ

TT

Tên mỏ

Nguyên tố
cộng sinh

Hàm lượng

Trữ lượng (tấn)

1

Than Núi Hồng

Ge

88,8 g/tấn xỉ

162

2

Than Nông Sơn

U

 

 

3

4

Chì kẽm Chợ Điền

Ag

1-3%

58

Cd

0,2-1%

17

 

Chì kẽm Chợ Đồn

Ag

1-3%

424

5

Chì kẽm Cúc Đường Côi Kỳ (Thái Nguyên)

Ag (Trong sphalerit)

1-3%

420

Cd

0,2-1%

 

6

Thiếc gốc Khuôn Phầy

Cu

1,36%

-

Bi

0,08%

-

 

7

Thiếc gốc Núi Pháo

Au

0,2 g/T

-

Ag

2,2-6 g/T

-

Bi

0,01-1,17%

2.982

8

Antimon Làng Vài

Au

2,24 g/T

10

Ag

23,85 g/T

172

 

9

Đồng Sin Quyền

Au

0,6 g/T

35

Ag

1-1,4 g/T

25

Re2O3

0,4-1,5%

334.000

 

10

Crômit Cổ Định

Ni

0,52%

3.076.870

Co

0,03%

283.080

Bentonit

-

nhiều

11

Vonfram Đá Liền

Bi

-

149.140

Au

-

38

12

Titan sa khoáng ven biển

ZrSiO3

-

147.535

Monazit

0,73 kg/m3

62.983

13

Đất hiếm Nam Nậm Xe

U3O8

0,17%

320

SrSO4

2,5-17,7%

2.161

BaSO4

17-30%

55.000

14

Đất hiếm Đông Pao

CaF2

30-35%

1.692.000

BaSO4

26-54%

5.752.000

- Các mỏ ngoại sinh có nguồn gốc phong hóa như kaolin Thạch Khoán (Phú Thọ), kaolin Đà Lạt, quặng oxyt chì–kẽm Chợ Điền (Bắc Cạn), quặng bauxit và sắt laterit Tây Nguyên, đất hiếm Đông Pao và Bắc Nậm Xe (Lai Châu), cromit Cổ Định (Thanh Hóa)…

- Các mỏ nguồn gốc biến chất như apatit Lào Cai, graphit Hưng Nhương (Quảng Ngãi), đồng Sin Quyền (Lào Cai), quaczit Đồn Vàng (Phú Thọ), sắt Tòng Bá (Hà Giang)…

- Nhiều khoáng sản có nguồn gốc hỗn hợp: một số khoáng sản có cả nguồn gốc trầm tích và phong hóa, hoặc có trong quặng gốc nhiệt dịch và trong sa khoáng như quặng bauxit, vàng, thiếc, titan, fenspat và kaolin…

2.2. Đa dạng về thành hệ khoáng sản

Một số loại khoáng sản có thể thuộc nhiều thành hệ khác nhau:

- Thiếc có mặt trong các thành hệ caxiterit-pecmatit, thạch anh-caxiterit, thạch anh-sulfua- caxiterit.

- CKaolinao lanh thuộc thành hệ pecmatit và granit.

- Quặng vàng có các thành hệ vàng-thạch anh, vàng-thạch anh-sulfua, vàng-bạc và vàng-antimon…

-…

2.3. Đa dạng về cấp hạng chất lượng và trữ lượng khoáng sản

Sự đa dạng về chất lượng và trữ lượng khoáng sản được thể hiện ở hầu hết các khoáng sản Việt Nam:

- Quặng apatit Lào Cai gồm có 04 loại: loại I có hàm lượng P2O5=34÷36%; loại II: 23÷24%, loại III: 15÷17% và loại IV: 11÷12%. Đánh giá chung ba loại quặng I, II và III có tài nguyên khoảng 2,5 tỷ tấn, trong đó trữ lượng 900 triệu tấn. Còn tiềm năng tài nguyên apatit loại IV dự báo hơn 4 tỷ tấn.

- Quặng bauxit nguồn gốc trầm tích chủ yếu là khoáng vật diaspor và boemit. Thành phần hóa học của bauxit gồm: Al2O3=42÷57%, SiO2=4÷15%, Fe2O3=20÷29%. Quặng bauxit phân bố thành các cụm tụ khoáng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lỗ Sơn (Hải Dương) và Nghệ An. Trữ lượng khoảng 92 triệu tấn và dự báo 110 triệu tấn.

- Quặng bauxit laterit gặp trong vỏ phong hóa đá bazan phát triển khá rộng rãi ở các tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Trữ lượng bauxit-laterit >2 tỷ tấn và tài nguyên dự báo khoảng 6 tỷ tấn. Khoáng vật bauxit gồm có gibsit, alumogoetit, goetit. Thành phần hóa học của bauxit–laterit: Al2O3=36÷39%, SiO2=5÷10%, Fe2O3=25÷29%.

- Các sa khoáng thiếc có hàm lượng 0,5-3,0 kg/m3 caxiterit và trữ lượng hàng chục tấn đến hàng trăm tấn SnO2 tại vùng Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An) và Lâm Đồng.

- Các mỏ quặng oxyt, sunfua hoặc hỗn hợp chì kẽm có hàm lượng Pb+Zn thay đổi từ 5-15% và trữ lượng hàng trăm đến hàng chục nghìn tấn kim loại.

- …

3. Đặc thù của tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Tính đặc thù của TNKS Việt Nam được thể hiện bởi điều kiện phân bố, sự phức tạp và đa dạng của thành phần vật chất quặng mỏ cũng như điều kiện khai thác và chế biến khoáng sản tương đối phức tạp.

3.1. Điều kiện phân bố mỏ khoáng sản

- Phần lớn các mỏ, đặc biệt là các mỏ khoáng sản kim loại phân bố ở vùng núi và trung du, vùng sâu và vùng xa. Ở đó có điều kiện địa lý, kinh tế và cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp và đời sống khó khăn.

- Các mỏ sa khoáng có vỉa mỏng, phân tán trên diện rộng tại các thung lũng trồng cây lương thực, vùng trồng cây công nghiệp, vùng rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng…

- Một số tụ khoáng và mỏ phân bố ở những vùng nhạy cảm. Việc tiến hành khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến các tài nguyên thiên nhiên và họat động kinh tế khác như mối quan hệ giữa khai thác bauxite Tây Nguyên với đất rừng và cây công nghiệp ở Tây Nguyên; khai thác than với di sản văn hóa lịch sử Yên Tử và khu du lịch Hạ Long của Quảng Ninh; khai thác bể than nâu với nền kinh tế và văn hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Châu thổ sông Hồng…

3.2. Thành phần vật chất một số quặng mỏ khá phức tạp

Thành phần vật chất và chất lượng một số quặng mỏ khá phức tạp, nếu sử dụng các công nghệ chế biến thông thường không thể đạt được các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật mong muốn khi chế biến và chế tạo:

- Quặng cromit có modun Cr2O3/FeO ≤2,0 (Thế giới ≥2,5).

- Quặng bauxit-laterit có hàm lượng Fe cao và modun silic thấp Al2O3/SiO2≤7 không thể sử dụng trực tiếp để sản xuất alumin theo phương pháp Bayer truyền thống mà phải qua tuyển rửa.

- Quặng antimon nhiều As mỏ Làng Vài, Tuyên Quang.

- Quặng vàng-asenopyrit mỏ Trà Năng, Lâm Đồng.

- Quặng đất hiếm có chứa barit, fluorit, uran, barito selestin... vùng Tây Bắc.

- Kaolin và fenspat có nhiều nguyên tố gây màu Fe, Ti.

- Quặng chì – kẽm hỗn hợp sulfua và oxyt.

- Quặng apatit, fenspat và đất hiếm... tồn tại ở cả ba dạng quặng phong hoá, bán phong hoá và quặng gốc.

-…

3.3. Điều kiện khai thác phức tạp

Nhiều mỏ khoáng sản Việt Nam có điều kiện khai thác phức tạp.

- Phần lớn các tụ khoáng và mỏ quặng gốc kim loại màu, quý và hiếm có quy mô nhỏ và rất nhỏ, có vỉa mỏng và dốc đứng.

- Các sa khoáng gồm cả các loại hình eluvi, deluvi, aluvi có vỉa mỏng và phân tán trên diện rộng hoặc trải dài hàng cây số như sa khoáng thiếc, vàng, titan nội địa…

- Mỏ than nâu ở đồng bằng sông Hồng, tầng quặng dưới mỏ cromit Cổ Định, mỏ sắt Thạch Khê nằm ở tầng sâu có điều kiện địa chất-thủy văn khá phức tạp và ở vùng dân cư đông đúc.

3.4. Khả năng chế biến và thu hồi khoáng sản khó khăn

Do điều kiện thành tạo đa dạng và thành phần vật chất phức tạp nên khả năng chế biến và sử dụng các sản phẩm của một số khoáng sản tương đối khó khăn và phức tạp.

- Than lửa dài Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh lớn, khả năng tự cháy cao.

- Quặng cromit Cổ Định, đất hiếm Đông Pao và Bắc Nậm Xe có độ hạt mịn và nhiều sét.

- Quặng fenspat và kaolin chứa nhiều sắt và mica.

- Quặng sắt hàm lượng nghèo (<45%Fe) Sàng Thần, Tùng Bá (Hà Giang) và Núi 300 (Yên Bái)...

- Quặng titan trong tầng cát đỏ Bình Thuận có hàm lượng nghèo và nhiều sét.

- Quặng bauxit, sắt và mangan lateritcó hàm lượng thấp, chứa nhiều nguyên tố có hại

- Quặng đất hiếm Bắc Nậm Xe và Nam Nậm Xe khó tuyển và hàm lượng Thori, Urani cao...

4. Nhận xét

Trước đây công tác điều tra thăm dò địa chất chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhưng từ năm 1990 Nhà nước có chủ trương không sử dụng nguồn vốn ngân sách để thăm dò khoáng sản, mà chỉ sử dụng cho công tác điều tra địa chất khoáng sản.

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường:

- Đến năm 2010, Bộ TN&MT đã hoàn thành công tác điều tra địa chất khoáng sản trên bản đồ tỷ lệ 1:50 000 được diện tích 198.000 km2, chiếm 59,8% tổng diện tích lãnh thổ trên đất liền.

- Theo thống kê từ năm 1996 sau khi Luật khoáng sản có hiệu lực, đến tháng 7/2011 Bộ Công nghiệp (Bộ Công Thương hiện nay) và Bộ TN&MT đã cấp giấy phép cho 771 đề án thăm dò với trên 20 loại khoáng sản khác nhau để các doanh nghiệp thực hiện công tác thăm dò bằng nguồn vốn của mình.

- Sau khi Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2005 có hiệu lực, chỉ trong 2 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2011 các địa phương đã cấp phép trên 500 đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các doanh nghiệp.

4.1. Công tác điều tra, thăm dò địa chất

- Phần lớn công tác điều tra, thăm dò địa chất các khoáng sản rắn trước đây được tiến hành bằng công nghệ, thiết bị tương đối lạc hậu và chỉ tiến hành tới độ sâu <-30m. Trong những năm gần đây do thiếu kinh phí nên công tác điều tra, thăm dò địa chất càng bị hạn chế. Vì vậy chưa thể đánh giá được đúng và đầy đủ tiềm năng TNKS của Việt Nam.

- Cho đến nay công tác điều tra thăm dò địa chất chưa phát hiện được hoặc phát hiện chưa hết một số khoáng sản cần thiết cho các ngành công nghiệp như thạch cao, than mỡ, molipden, đồng, chì-kẽm…

- Trong công tác điều tra, thăm dò địa chất trước đây chỉ mới tập trung đánh giá trữ lượng cho các khoáng sản chính, còn chưa quan tâm đúng mức đến các khoáng sản đi kèm và các nguyên tố phân tán. Đồng thời cũng chưa đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu đánh giá chất lượng, tính công nghệ (khai thác, tuyển và luyện kim) của quặng mỏ.

- Chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến hợp lý và khả năng sử dụng tổng hợp, hiệu quả và kinh tế các khoáng sản, khoáng sàng có đặc thù của Việt Nam.

- Trong thời gian gần đây vì mục tiêu lợi nhuận và điều kiện hạn chế về tài chính, thời gian, thiết bị công nghệ… nên không ít báo cáo đề án thăm dò địa chất khoáng sản của các doanh nghiệp tự bỏ vốn còn nhiều vấn đề tồn tại về nội dung, chất lượng và độ tin cậy…

- Tại nhiều mỏ và vùng mỏ do công nghệ khai thác không hợp lý và dân đào đãi tự do như vàng, thiếc, sắt, cromit, titan… cho nên trữ lượng và hàm lượng khoáng sản có nhiều biến đổi và không còn đáng tin cậy.

4.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu khoáng sản

Cho đến nay với tài liệu địa chất đã có, nhiều chuyên gia nhận định: “Việt Nam có nguồn TNKS tương đối phong phú và đa dạng, nhưng có nhiều đặc thù. Theo phân loại thông thường của thế giới thì Việt Nam là nước giàu trung bình về TNKS”.

Nếu được tiếp tục điều tra, thăm dò địa chất; biết khai thác chế biến, chế tạo sản xuất hợp lý; sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả nguồn TNKS không những có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên vật liệu khoáng sản cho các ngành công nghiệp trong nước trong một thời gian nhất định, mà còn có thể tham gia xuất khẩu một số khối lượng, chủng loại sản phẩm đáng kể của các khoáng sản có ưu thế về trữ lượng và giá trị.

4.2.1.Các khoáng sản có trữ lượng hạn chế

- Một số khoáng sản có trữ lượng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong nước như khoáng sản năng lượng (than và dầu khí), khoáng sản sắt và hợp kim sắt, hầu hết kim loại màu cơ bản như đồng, chì, kẽm, antimon, thiếc…

- Để bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu khoáng sản loại này nhằm mục tiêu PTBV các ngành công nghiệp trong nước cần phải:

* Tiếp tục điều tra, thăm dò địa chất để tăng trữ lượng các loại khoáng sản này và các khoáng sản có khả năng thay thế.

* Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả trữ lượng khoáng sản hiện có. Tăng cường nghiên cứu khả năng sử dụng các vật liệu thay thế và hạn chế tối đa việc xuất khẩu các loại khoáng sản này.

* Đẩy mạnh công tác dầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản ở nước ngoài. Tìm nguồn nhập khẩu lâu dài và hình thành quỹ dự trữ tài nguyên và sản phẩm khoáng sản có trữ lượng hạn chế.

4.2.2.Các khoáng sản có trữ lượng vừa và lớn

Tuy Việt Nam không có những khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng có một số khoáng sản có ưu thế về trữ lượng như apatit, đất hiếm, bauxit, titan, cromit và vật liệu xây dựng… Các khoáng sản này không những có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong nước trong thời gian nhất định mà còn có thể tham gia xuất khẩu.

Đối với các khoáng sản này cần có chiến lược, chính sách và quy hoạch, kế hoạch hợp lý để đầu tư xây dựng các cơ sở khai thác, chế biến và chế tạo. Các sản phẩm khoáng sản loại này sẽ góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu (về chủng loại, số lượng và giá trị) để thu ngoại tệ phục vụ việc phát triển bản thân ngành CNKS, phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống dân sinh trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa.

Cần hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản thô. Việc lựa chọn hợp lý mức độ chế biến, khối lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm khoáng sản loại này sẽ góp phần tăng giá trị nguồn hàng xuất khẩu và hiệu quả kinh tế của khoáng sản.

4.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò địa chất và khoáng sản

Để thỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệu khoáng sản trong nước và tăng giá trị nguồn hàng xuất khẩu, trong thời gian tới vẫn cần phải tiếp tục phát triển công tác điều tra, thăm dò địa chất, đặc biệt đối với các khoáng sản kim loại cơ bản và các khoáng sản có trữ lượng còn hạn chế, cũng như đối với các khoáng sản có nhiều triển vọng.

Trong quá trình điều tra thăm dò địa chất và khoáng sản cần quan tâm đến đặc điểm công nghệ, tác động môi trường và hiệu quả kinh tế tổng hợp khi khai thác, chế biến và sử dụng TNKS; đặc biệt đối với một số loại khoáng sản có đặc thù và ưu thế về trữ lượng của Việt Nam.

           Kết luận

           1. TNKS Việt Nam khá phong phú và đa dạng

  - Tính phong phú của tài nguyên được thể hiện về chủng loại khoáng sản, số lượng mỏ và điểm mỏ, quy mô trữ lượng và các khoáng vật đi kèm, các nguyên tố phân tán trong quặng mỏ.

  - Tính đa đạng của tài nguyên được thể hiện về nguồn gốc sinh khoáng, thành hệ khoáng sản, cấp hạng chất lượng và trữ lượng của khoáng sản

  2. TNKS Việt Nam có một số đặc thù về điều kiện phân bó mỏ khoáng sản, thành phần vật chất quặng mỏ phức tạp, điều kiện khai thác và khả năng chế biến thu hồi khoáng sản khó khăn và phức tạp.

   3. Tài liệu địa chất đến nay chứng tỏ rằng Việt Nam có nguồn TNKS phong phú và đa dạng nhưng có nhiều đặc thù. Quy mô trữ lượng các mỏ khoáng sản chủ yếu thuộc loại rất nhỏ, nhỏ và vừa. Không có các mỏ khoáng sản quy mô trữ lượng cực lớn, nhưng cũng có một số mỏ có quy mô trữ lượng khá lớn như apatit, đất hiếm, bauxit, crômit và một số khoáng sản vật liệu xây dựng.

  4. Nếu được tiếp tục điều tra thăm dò địa chất; biết khai thác, chế biến, chế tạo hợp lý; sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả nguồn TNKS không những đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên vật liệu khoáng sản cho các ngành công nghiệp trong nước mà còn có thể tham gia xuất khẩu một số loại khoáng sản có ưu thế về quy mô trữ lượng./.

Tài liệu tham khảo

/1/. Nguyễn Đức Quý. “Tổng quan tình hình công nghiệp và môi trường khoáng sản” Báo cáo chuyên đề Phụ lục 1 của Đề tài mã số KHCN–07–09. Hà nội 12/1998

/2/. Nguyễn Đức Quý và nnk. “Nghiên cứu xây dựng quan điểm và đinh hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý một số TNKS Việt Nam”. Báo cáo chuyên đề khoáng sản của đề tài mã số KHCN–07–13. Hà Nội năm 2000.

/3/. Trần Văn Trị và nnk.  “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội 2005

/4/. Phạm Quốc Tường và nnk. “Đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng TNKS và xây dựng căn cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội”. Báo các Đề tài mã số KT-01-14. Hà Nội–1995

/5/. Nguyễn Khắc Vinh. “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”. Tuyển tập báo các hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần III. Trang 55–59. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội–2010.

/6/. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường. “Địa chất và tài nguyên Việt Nam”.  NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội–2009

/7/. General Department of Mines and Geology.“Geology and Mineral Resources of Vietnam”. Hanoi 1988

/8/. Yolanda Fong Sam. “The Mineral industry of Vietnam" 2010 Minerals yearbook, Vietnam. http:/www. mineral.usgs.gov

TS. Nguyễn Đức Quý, Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học công nghệ Tuyển khoáng toàn quốc lần IV

Các tin khác

Bài viết mới

Kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020

Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.

Chi tiết

Thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020

Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.

Chi tiết

Các CLB của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, nơi thắp sáng ngọn lửa đam mê!

Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.

Chi tiết

Cơ hội xét học bạ năm 2020 lần 2 tại Trường đại học Mỏ - Địa chất

Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.

Chi tiết

Giới thiệu phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò

Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.

Chi tiết

Mời viết bài Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD

Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.

Chi tiết

Kế hoạch và thủ tục nhập học hệ chính quy năm 2023 (đợt 1)

Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:

Chi tiết

Tháng 5 năm 2021: Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng Kỹ sư mỏ

Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất

Chi tiết

[Giải bóng đá Sinh viên HUMG 2020] Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ đại thắng trong lượt trận thứ 2

Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.

Chi tiết