Hội thảo khoa học về Chuyển đổi số trong tối ưu hóa hoạt động khai thác mỏ lộ thiên

     Ngày 12/7/2023, Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong tối ưu hóa hoạt động khai thác mỏ lộ thiên” đã được tổ chức tại Phòng họp Phổ Yên, Trường đại học Mỏ – Địa chất. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tạo cơ hội cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và các đối tác trong ngành Khai thác mỏ lộ thiên gặp mặt, chia sẻ kiến thức và thảo luận về những tiến bộ quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động khai thác mỏ lộ thiên.

     Buổi hội thảo được tổ chức với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài trường, bao gồm: Khoa Mỏ, Khoa Trắc địa – Bản đồ và quản lý đất đai, Công ty Thabis, Nhóm nghiên cứu mạnh Những tiến bộ trong khai thác mỏ bền vững và có trách nhiệm (ISRM), nhóm nghiên cứu Công nghệ địa tin học trong khoa học trong khoa học trái đất (GES).

     Đến dự hội thảo có GS. TS. Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường đại học Mỏ – Địa chất; GS.TS. Bùi Xuân Nam, Phó hiệu trưởng, phó bí thư đảng ủy; Ông Lương Hữu Hạnh, chủ tịch công ty Thabis; Ông Lê Tuấn Ngọc, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty khoáng sản Vinacomin; Ông Tạ Dương Sơn, Phó viện trưởng viện Khoa học và công nghệ mỏ – luyện kim; Trung tá Phạm Xuân Huyến, Phó giám đốc Công ty cổ phần 397- Tổng công ty Đông Bắc; PGS.TS. Bùi Tiến Thành, Trưởng khoa Công trình trường đại học Giao thông vận tải, Ông Lê Ngọc Sơn, đại diện công ty Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo; đại diện phòng kỹ thuật Tổng công ty Đông Bắc; đại diện Trường đại học Ngoại thương…

Nhiều nhà khoa học trong trường đại học Mỏ – Địa chất như: PGS.TS. Đỗ Ngọc Anh, trưởng phòng Khoa học công nghệ; PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Nga, trưởng phòng Quan hệ quốc tế; TS. Lê Xuân Thành, trưởng phòng Công tác chính trị-sinh viên; TS. Lê Đức Vinh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ; PGS.TS. Nhữ Thị Kim Dung, Bí thư đảng ủy bộ phận khoa Mỏ, Phó trưởng phòng Sau đại học; PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm cơ điện – mỏ; PGS.TS. Phạm Văn Hòa, Trưởng khoa Mỏ – Trưởng ban tổ chức hội thảo; PGS.TS. Lê Đức Tình, Trưởng khoa Trắc địa – bản đồ và quản lý đất đai, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc khoa Mỏ, khoa Trắc địa – bản đồ và quản lý đất đai, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu mạnh ISRM, nhóm nghiên cứu GES quan tâm tham dự hội thảo; các chuyên gia Israel thuộc công ty Airrobotics tham dự trực tuyến, Công ty than Na Dương tham dự trực tuyến.

     Tại hội thảo, các báo cáo đã nêu bật được sự cần thiết và sự phát triển nhanh chóng của chuyển đổi số trong ngành khai thác mỏ lộ thiên, một xu hướng mà nếu doanh nghiệp nào không nắm bắt kịp sẽ bị tụt lại phía sau. GS.TS. Bùi Xuân Nam đã có bài trình bày tổng quan về chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác mỏ, cung cấp những góc nhìn tổng quan về chuyển đổi số ngành mỏ và các ngành liên quan trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, nhấn mạnh đến những thách thức, vai trò của đổi mới công nghệ, sự phát triển quá trình chuyển đổi số, các vấn đề của chuyển đổi số và giải pháp đẩy nhanh công tác này. Những ứng dụng thực tiễn hạ tầng cơ sở dữ liệu không gian địa lý trong khai thác mỏ được PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Phạm Văn Việt đưa ra với nhiều thông tin về cơ sở pháp lý trong quản lý khai thác mỏ ở Việt Nam, yêu cầu ứng dụng hệ thống dữ liệu quốc gia vào khai thác mỏ, biến không gian khai thác mỏ thành dạng số, thành hệ thống mỏ thông minh. Báo cáo cũng giới thiệu những ứng dụng thực tiễn cho các mỏ lộ thiên trong đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá sự mất ổn định bờ mỏ, quan trắc chất lượng không khí… TS. Trần Trung Anh đại diện nhóm nghiên cứu trình bày những ứng dụng thực tế Công nghệ bay quét Lidar-UAV không người lái trong các lĩnh vực khảo sát dân dụng, đo sâu địa hình, nông nghiệp chính xác, trong khai thác mỏ, các lĩnh vực bảo dưỡng thiết bị, chữa cháy… và đặc biệt trong xây dựng bản đồ nền địa hình tỷ lệ lớn ứng dụng cho mỏ lộ thiên. Nghiên cứu cụ thể được trình bày trong báo cáo cung cấp cho những người tham dự hội thảo ví dụ thực tế về ưu điểm công nghệ này trong chuyển đổi số cho các mỏ lộ thiên. Hội thảo cũng rất ấn tượng với báo cáo của ông Lê Ngọc Sơn, giám sát trưởng dự án, Công ty khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, trong đó công nghệ chuyển đổi số ứng dụng trong công tác nổ mìn, khai thác chọn lọc, thiết kế mỏ, đo giám sát hồ thải…thể hiện quyết tâm của công ty bắt kịp những ưu việt của chuyển đổi số mang lại. Ông Lương Hữu Hạnh và các chuyên gia thuộc công ty Thabis đã có bài trình bày giới thiệu việc ứng dụng Drone tự động cấp độ 5 để tăng tốc quá trình chuyển đổi số cho các mỏ lộ thiên tại Việt Nam. Điểm đặc biệt của công nghệ Drone tự động cấp độ 5 có khả năng giám sát các hoạt động của mỏ lộ thiên theo thời gian thực 24/24, máy bay UAV được cánh tay robot tự động thay pin để thực hiện các hoạt động quản lý an toàn và giám sát các khu vực nguy hiểm, quản lý tài sản, chụp ảnh sự thay đổi của mỏ theo thời gian, đo đạc sự thay đổi khối lượng các kho chứa khoáng sản, tham gia công tác bảo trì và kiểm tra cơ sở hạ tầng, lập bản đồ mỏ. Công nghệ cũng được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa nhằm mang lại độ chính xác cao cho hệ thống. Báo cáo cũng cung cấp các thông tin về ứng dụng công nghệ UAV trong ngành mỏ của các nước trên thế giới, trong đó các ứng dụng trong tìm kiếm thăm dò mỏ, giám sát theo thời gian thực các khu vực xa xôi hoặc khó tiếp cận, lập khế hoạch khai thác mỏ. Số liệu toàn cầu năm 2017 cho thấy: 69% các doanh nghiệp khai thác mỏ đang tìm kiếm các giải pháp vận hành từ xa thông qua các trung tâm điều hành tập trung, 29% các doanh nghiệp khai thác đang nghiên cứu ứng dụng robot trong hoạt động sản xuất, 27% các doanh nghiệp ngành khai thác mỏ đang ứng dụng máy bay không người lái cho các mục đích phối hợp vận hành. Công nghệ UAV với sự bổ sung của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng cường công tác an toàn và giảm tai tạn, nâng cao năng suất và hiệu quả thông qua tối ưu hơn nữa quy trình khai thác mỏ, giúp tăng năng xuất và giảm chi phí, giảm tác động môi trường và tăng tính bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Tuấn Ngọc, phó tổng giám đốc Tổng công ty khoáng sản – Vinacomin, cho rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp mỏ, tuy còn gặp một số khó khăn về công nghệ và các quy định pháp luật, có thể hiện nay chưa ứng dụng được trong tất cả các lĩnh vực của mỏ lộ thiên, nhưng hoàn toàn có thể bắt đầu tiếp cận ở những khu vực cần thiết phải có sự trợ giúp của chuyển đổi số, từ đó có cơ hội ứng dụng rộng rãi hơn. Ông Tạ Dương Sơn, phó viện trưởng Viện khoa học và công nghệ mỏ – luyện kim cũng rất ấn tượng với các nội dung được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội thảo, mong muốn các nhà khoa học chung tay trong các nghiên cứu để kết nối giữa công nghệ với việc hoàn thiện các thể chế, chính sách để quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực mỏ ở Việt Nam được đẩy nhanh hơn. PGS.TS. Phạm Văn Hòa, Trưởng khoa Mỏ, Trưởng ban tổ chức hội thảo đánh giá cao nội dung của các báo cáo được trình bày tại hội thảo, sự quan tâm và trao đổi ý tưởng nhiệt tình của đông đảo các các đơn vị, các nhà khoa học trong và ngoài trường, trong đó khẳng định, mặc dù còn có nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của các doanh nghiệp, của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học… thì việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác mỏ lộ thiên ở Việt Nam sẽ đạt được nhiều kết quả trong những năm tới đây.

GS.TS. Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường đại học Mỏ – Địa chất

phát biểu khai mạc hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo “Chuyển đổi số trong tối ưu hóa hoạt động

khai thác mỏ lộ thiên”.

GS. TS. Bùi Xuân Nam trình bày báo cáo tại hội thảo.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn trình bày báo cáo tại hội thảo.

ThS. Phạm Văn Việt trình bày báo cáo tại hội thảo.

TS. Trần Trung Anh, Trưởng bộ đo ảnh và viễn thám trình

bày tại hội thảo.

Ông Lê Ngọc Sơn, Công ty khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo

trình bày tại hội thảo.

Ông Lương Hữu Hạnh và chuyên gia công ty Thabis trình bày tại hội thảo.

PGS.TS. Bùi Tiến Thành, Trưởng khoa Công trình,

Trường đại học Giao thông vận tải và

 PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh, Trường đại học Mỏ – Địa chất

tham dự hội thảo.

Các đại biểu đến tham dự hội thảo.

Các đại biểu đến tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo, từ trái sang phải: ông Lương Hữu Hạnh,

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn; PGS.TS. Phạm Văn Hòa; ông Lê Ngọc Sơn.

Ông Lê Tuấn Ngọc, phó tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản –

Vinacomin phát biểu tại hội thảo.

Ông Tạ Dương Sơn, Phó viện trưởng, Viện Khoa học và công nghệ mỏ – luyện kim

phát biểu tại hội thảo.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Biên tập: Phạm Văn Việt

 

 

Các tin khác

Bài viết mới

Kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020

Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.

Chi tiết

Thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020

Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.

Chi tiết

Các CLB của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, nơi thắp sáng ngọn lửa đam mê!

Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.

Chi tiết

Cơ hội xét học bạ năm 2020 lần 2 tại Trường đại học Mỏ - Địa chất

Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.

Chi tiết

Giới thiệu phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò

Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.

Chi tiết

Mời viết bài Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD

Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.

Chi tiết

Kế hoạch và thủ tục nhập học hệ chính quy năm 2023 (đợt 1)

Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:

Chi tiết

Tháng 5 năm 2021: Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng Kỹ sư mỏ

Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất

Chi tiết

[Giải bóng đá Sinh viên HUMG 2020] Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ đại thắng trong lượt trận thứ 2

Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.

Chi tiết