Dẫu điều kiện khai thác của Tổng công ty Đông Bắc khó khăn hơn rất nhiều so với các đơn vị khác của ngành than do trữ lượng tài nguyên đơn vị đang quản lý thấp, điều kiện địa chất phức tạp, khai thác ngày càng xuống sâu, chất lượng phẩm cấp than xấu. Nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong khai thác, sản lượng than của Tổng công ty luôn tăng trưởng trung bình trên 10%/năm, giúp Tổng công ty trở thành “cánh chim đầu đàn” của doanh nghiệp Quân đội và của ngành than Việt Nam.
Khai thác lộ thiên tại Công ty Khai thác khoáng sản, Tổng công ty Đông Bắc
Hiệu quả từ công nghệ mới
Chúng tôi có mặt tại cảng Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vào những ngày giữa tháng 7. Khác với những khai trường và cảng tập kết than bụi bặm mà chúng tôi từng “thực mục sở thị” trước đây, khu vực cảng Hồng Thái Tây vẫn giữ được không khí trong lành vốn có của nó nhờ hệ thống băng tải tự hành khép kín đưa than từ kho chế biến ra tới cảng dài gần chục km, không hạt bụi rơi vãi ra xung quanh. Đại tá Nguyễn Văn Tân, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty Cảng, Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc phác thảo qua hệ thống băng tải đồng bộ mà đơn vị vừa được Tổng công ty đầu tư đưa vào vận hành khai thác năm 2019. Theo đồng chí Nguyễn Văn Tân, trước đây, để chuyển than từ các điểm khai thác của các Công ty: 91, 397 (Tổng công ty Đông Bắc) trong khu vực Đông Triều ra cảng phải huy động hàng chục xe vận chuyển, rồi che chắn, phủ bạt để than không rơi vãi ra đường. Bao công sức mà vẫn không ngăn được bụi bặm, ô nhiễm. Hiện, Công ty được đầu tư hệ thống dây chuyền vận chuyển than công suất 680.000 tấn/giờ; kết nối ngay từ kho chế biến ra cảng đã giúp đơn vị tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nhân công, bảo vệ môi trường.
Việc đầu tư trang thiết bị công nghệ cũng như đồng bộ hóa, cơ giới hóa các khâu khai thác, chế biến, sàng tuyển không chỉ mang lại hiệu quả đối với khai thác hầm lò mà cả đối với các đơn vị khai thác lộ thiên. Theo Thượng tá Nguyễn Đình Thành, Bí thư Đảng uỷ, Phó giám đốc Công ty Khai thác Khoáng sản, chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc, đặc thù địa chất các mỏ của Công ty hiện nay rất phức tạp, thuộc vùng tụ thuỷ (lượng nước ẩn chứa phía dưới địa tầng) nên chi phí nổ mìn khai thác của Công ty luôn chiếm tới 1/3 giá thành; trong khi 80% khối lượng nổ mìn tại các khai trường của Công ty cơ bản phải dùng thuốc nổ chịu nước, không thể dùng thuốc nổ thường. Vì thế, Công ty đã áp dụng công nghệ hút nước tại lỗ khoan nổ mìn (để giảm khối lượng nổ mìn bằng thuốc nổ chịu nước từ 40% xuống còn dưới 35%), tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho đơn vị mỗi năm. Việc đầu tư hệ thống khoan đường kính lớn, máy xúc gầu lớn, xe đại xa tương đối hiện đại cũng như ứng dụng các sáng kiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng bóc tách than tại vỉa, tăng tỷ lệ thu hồi than sạch cũng được Công ty áp dụng để nâng phẩm cấp than đã tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên cho đất nước. Năm 2018, sản lượng khai thác của Công ty đạt khoảng 1 triệu tấn thì năm 2019 đã đạt 1,3 triệu tấn, năm 2020 dự kiến đạt 1,6 triệu.
Khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật luôn được xác định là đòn bẩy trong khai thác, nên nhiệm kỳ 2015 - 2020, Tổng công ty Đông Bắc đã xác định “khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật” là một trong ba khâu đột phá để nâng cao hiệu quả khai thác sản xuất than của của Tổng công ty nên đơn vị đã đưa một số công nghệ mới nhất từ các nước G7 và Trung Quốc vào khai thác, phù hợp với đặc điểm thực tế của Tổng công ty Đông Bắc, bao gồm: Giàn mềm cơ khí ZRY trong khai thác hầm lò để tăng năng suất khai thác đối với các vỉa dốc 55 - 60 độ (Công ty 91); máy khấu than nhỏ (1 tang) để khai thác những vỉa than chỉ dày từ 1,2 đến 1,6 mét của Công ty 86, bảo đảm không lãng phí tài nguyên; tời mono ray (tời 1 dây) để đưa công nhân lên xuống các giếng sâu... giúp sản lượng khai thác hầm lò của Tổng công ty tăng trưởng 27% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Việc đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý cũng được Tổng công ty áp dụng. Toàn bộ hệ thống kho bãi, khai trường đều được lắp đặt hệ thống camera giám sát 24/24 giờ để theo dõi các hoạt động sản xuất. Đến ngay trong hầm lò cũng có hệ thống điện thoại liên lạc đồng bộ, kết nối đến từng các bộ phận sản xuất, hệ thống xử lý môi trường, quan trắc cũng hằng ngày tự động gửi thông tin 24/24 giờ về Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh để các cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá. Nhờ đầu tư công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất nên sản lượng khai thác chung của Tổng công ty trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt 127% so với nhiệm kỳ trước; tiêu thụ than đạt 149%; tổng doanh thu đạt 158%; lợi nhuận trước thuế đạt 143%; nộp ngân sách đạt 271%; thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 13,5 triệu đồng/tháng. Riêng năm 2019, sản lượng khai thác than nguyên khai của Tổng công ty đạt 6,55 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Tập trung 3 khâu đột phá
Theo Đại tá Đặng Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng công ty: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh than, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Đông Bắc tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá bao gồm: Phát triển kinh doanh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững; đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, tiết kiệm triệt để chi phí, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh than; đổi mới phương thức quản lý và tác phong làm việc để phấn đấu đưa Tổng công ty trở thành doanh nghiệp tốp đầu trong sản xuất và kinh doanh, nhập khẩu than của Việt Nam; nhất là đáp ứng trình độ tiên tiến ở tất cả các khâu: Thăm dò, khai thác, chế biến. Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ 4.0 ngay từ quy trình khoan thăm dò nhằm nắm bắt các biến động địa chất ngay trong lòng đất, có thể nhìn thấy được vỉa than thông qua mô hình 3D. Riêng lĩnh vực sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ, Tổng công ty đã đầu tư hạ tầng, trang thiết bị tại cảng nước sâu ở Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) từ khâu bốc dỡ hàng hóa đưa lên băng tải, vận chuyển, sàng tuyển pha trộn khép kín trong một dây chuyền rồi đưa đến kho kín với công suất chứa đạt khoảng 180.000 tấn. Dự kiến mỗi năm sản lượng qua kho cảng 1,5 triệu tấn, giúp giải quyết bài toán về tiêu thụ than cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Nam và miền Trung khi mùa mưa bão. Tổng công ty phấn đấu nhiệm kỳ 2020 - 2025, sản xuất than nguyên khai đạt 31,2 triệu tấn, than nhập khẩu và mua thương mại đạt 37,5 triệu tấn, tiêu thụ than 65 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 129.944 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.150 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 14.307 tỷ đồng, thu nhập bình quân hơn 17,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia./.
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thông báo kết quả chấm bài phúc khảo Học kỳ 2, năm học 2019 - 2020.
Trường đại học Mỏ - Địa chất thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2020, chi tiết xin xem đường dẫn dưới đây.
Có thể ví các tổ chức ngoại khoá ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất giống như những "giảng đường thứ hai". Nơi mà sinh viên vừa được thoả sức với những đam mê như tham gia rèn luyện thể thao lại có thể ôn tập, củng cố kiến thức chuyên môn; trải nghiệm các hoạt động tình nguyện... giúp nâng cao năng lực bản thân.
Thêm cơ hội xét học bạ ngay, tại sao không? Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID, việc tuyển sinh đại học đã thay đổi ít nhiều, trước hết là thời gian xét tuyển. So với năm trước, số lượng thí sinh quan tâm đến việc xét tuyển học bạ tăng lên. Nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ ngay từ khi có thông báo. Đây là phương thức xét tuyển nhằm làm GIẢM BỚT ÁP LỰC CẠNH TRANH nên nhiều thí sinh chuyển sang lựa chọn phương thức này để vào trường đại học. Vì thực tế chương trình học, môi trường học không có gì khác biệt so với những thí sinh xét tuyển bằng kết quả THPT. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã thông báo kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 qua website, email, điện thoại cho thí sinh và chỉ còn 05 ngày nữa (1/9/2020) là hết hạn xét tuyển học bạ đợt 2 để kịp thời công bố kết quả chính thức vào ngày 9/8/2020.
Phòng thí nghiệm công nghệ-áp lực mỏ và thông gió mỏ hầm lò thuộc sự quản lý và vận hành trực tiếp của Bộ môn Khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, trường đại học Mỏ - Địa chất. Hàng năm, phòng thí nghiệm đã hướng dẫn thực hành các môn học Thông gió mỏ hầm lò, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò, Thiết kế mỏ hầm lò... cho hàng trăm lượt sinh viên các hệ đào tạo ngành Kỹ thuật mỏ của Khoa Mỏ. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm cũng là nơi tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học sinh viên, nghiên cứu của cán bô, giảng viên trong khoa, học viên cao hoc, nghiên cứu sinh của Bộ môn.
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất thông báo Kế hoạch và thủ tục nhập học đại học hệ chính quy năm 2023 đợt 1 cụ thể như sau:
Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG tuyển dụng 02 vị trí việc làm trình độ Cao đẳng/Kỹ sư ngành Kỹ thuật mỏ, Địa chất
Đội bóng đá nam Sinh viên Khoa Mỏ giành thắng lợi 6-0 trước đội Khoa Môi trường.